30/12/12

NGẪM NGỢI CUỐI NĂM 2012




Hình ảnh: NGẪM NGỢI CUỐI NĂM 2012


Trà một ấm,
Bạn một mâm,
Cuối một năm,
Một mình nghĩ...

Đời chỉ mỗi,
Chẳng đợi ai,
Sống là đi,
Bền sẽ tới!

Yêu cái gì,
làm cái nấy!
Tiền là giấy,
có càng hay,
thiếu lại đầy,
tiền không ngủ,
phải biết sinh,
phải biết đủ,
Mới là hay!

Giữa cõi này
Tình trên hết!
Nhà chỉ một,
nhớ đừng quên!
Bạn bốn phương,
Mỗi gia tài -
một người bạn!

Mỗi ngày sống,
một ngày vui!
Sống buông bỏ,
tích cực lên!

Đêm đã xuống, 
Ngày lại lên!
Nên buồn cứ,
nhưng biết quên,
Biết đếm ngược,
những cái Nên,
thì sẽ được,
cái mình Cần!

Cuối năm,
Tết đến!
Ngồi nghĩ,
đôi điều,
Răn mình,
năm mới,
vẫn Liều!
Biết Yêu!

Bền Chí,
Tu Thân,
Rèn Nhẫn,
Học Chuyên.

Thiết nghĩ...
Chuyện gì,
Chẳng Đến!!!

Đặng Duy Linh, 11h55', ngày 30/12/2012!


Trà một ấm,
Bạn một mâm,
Cuối một năm,
Một mình nghĩ...

Đời chỉ mỗi,
Chẳng đợi ai,
Sống là đi,
Bền sẽ tới!

Yêu cái gì,
làm cái nấy!
Tiền là giấy,
có càng hay,
thiếu lại đầy,
tiền không ngủ,
phải biết sinh,
phải biết đủ,
Mới là hay!

Giữa cõi này
Tình trên hết!
Nhà chỉ một,
nhớ đừng quên!
Bạn bốn phương,
Mỗi gia tài -
một người bạn!

Mỗi ngày sống,
một ngày vui!
Sống buông bỏ,
tích cực lên!

Đêm đã xuống, 
Ngày lại lên!
Nên buồn cứ,
nhưng biết quên,
Biết đếm ngược,
những cái Nên,
thì sẽ được,
cái mình Cần!

Cuối năm,
Tết đến!
Ngồi nghĩ,
đôi điều,
Răn mình,
năm mới,
vẫn Liều!
Biết Yêu!

Bền Chí,
Tu Thân,
Rèn Nhẫn,
Học Chuyên.

Thiết nghĩ...
Chuyện gì,
Chẳng Đến!!!

Đặng Duy Linh, 11h55', ngày 30/12/2012!

25/12/12

Thuyết trình đỉnh cao để thăng tiến vượt trội






Tại Hà Nội:
Thời gian: 18h30 – 20h30 Ngày 27/12/2012
Địa điểm: Phòng 207, B5, Đại học Thủy Lợi

Bạn thân mến,
Bạn muốn tự tin thể hiện tài năng của bản thân mình?

Bạn muốn thuyết phục được tất cả mọi người xung quanh bằng những lý lẽ và lập   luận sắc bén?

Bạn muốn trở thành một người đáng tin tưởng qua cách làm chủ ngôn từ chắc chắn, điêu luyện và lưu loát?

Bạn muốn được lắng nghe mỗi khi cất tiếng, và tạo được sức hút mạnh mẽ trong mỗi bài nói chuyện của mình?

Bạn muốn truyền cảm hứng tới mọi người xung quanh để được ủng hộ, giúp đỡ và hỗ trợ bạn thực hiện được ước mơ và hoài bão lớn lao?

Bạn muốn được trao tay những cơ hội tốt đẹp có thể sẽ thay đổi sự nghiệp học tập hay cuộc đời chính bạn? Và bạn phải trở thành ứng viên sáng giá nhất bằng cách hãy là người có khả năng thuyết trình xuất sắc nhất về giá trị của bản thân mình!

Bạn muốn xây dựng hình ảnh một sinh viên tích cực, năng động và sẵn sàng nắm bắt mọi cơ hội với tâm thế dám dẫn đầu trên con đường đi tới Thành Công?

Đó là lý do tại sao bạn cần tham dự chương trình
THUYẾT TRÌNH ĐỈNH CAO ĐỂ THĂNG TIẾN VƯỢT TRỘI
ngay từ ngày hôm nay!

Phân tích tâm lý thính giả và theo thính giả suốt bài trình bày:
• Các yếu tố để phân tích thính giả
• Các đặc điểm chung của người nghe ngày nay

Cách soạn một bài trình bày thuyết phục:
• Các bước soạn một bài trình bày hiệu quả
• Chọn kiểu cấu trúc bài trình bày thuyết phục

Chuẩn bị tâm lý:
• Kiểm soát nỗi sợ
• Làm gì với đôi tay?
• Di chuyển trên sân khấu
• Làm sao để mọi người không chán mình?

Kỹ thuật trình bày:
•Nguyên tắc ấn tượng đầu tiên
• Các câu hỏi "làm nóng" người nghe
• Phương pháp lôi cuốn người nghe ngay từ đầu
• Cách hồi đáp với người nghe

Tuyệt chiêu để tạo hưng phấn và truyền cảm hứng:
• Tạo hình ảnh vầ phong cách riêng
• Truyền thông khơi khát vọng
• Truyền nhiệt thuyết và hào hứng vào bài giảng
• Âm nhạc, hình ảnh và video clip tạo hiệu ứng trực quan
• Cách khơi gợi cho mọi người tham gia các hoạt động

Điệu nghệ trong giọng nói và ngôn ngữ cơ thể:
• Làm chủ giọng nói
• Biến thể giọng nói: sử dụng cường độ, nhịp điệu, trường
độ, tông điệu
• Tạo ấn tượng và nhấn mạnh bằng ngôn ngữ cơ thể
• Cứ để mọi thứ tự nhiên


Sau khi tham dự chương trình, bạn sẽ nắm được:

Vượt qua sự sợ hãi vốn có trước khi trình bày.
Biết cách chuẩn bị một bài trình bày chặt chẽ có sức thuyết phục, tạo được ấn tượng cho người nghe.
Biết cách thu hút và lôi cuốn sự chú ý của người nghe trong lúc trình bày.
Lên kế hoạch rèn luyện những mặt còn yếu trong kỹ năng thuyết trình.

GIÁ VÉ: HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ
(Đây là chương trình đặc biệt nằm trong dự án hỗ trợ phát triển kỹ năng thuyết trình dành cho Sinh Viên Việt Nam do Công ty cổ phần S-WAY VIỆT NAM phối hợp với CEO+ PLUS, và các tổ chức, cá nhân tâm huyết thực hiện)

Trong cuộc sống, có rất nhiều cơ hội xung quanh bạn! Điều quan trọng là bạn có đủ khát khao để tìm kiếm, có đủ nhiệt huyết để nắm bắt, có đủ khả năng để biến nó thành giá trị cho bản thân mình hay không mà thôi. Hãy đến, lắng nghe, trao đổi và chia sẻ. Đến, thay đổi, và thành công cũng những chuyên gia huấn luyện hàng đầu!

Diễn Giả:

Chuyên gia huấn luyện Thái Thị Thúy Hằng:

Chị Thái Thị Thuý Hằng là chuyên gia đào tạo kỹ năng sống, với trên 6 năm kinh nghiệm đào tạo giảng viên về phương pháp đào tạo hiện đại, Kỹ năng Lãnh đạo & Quản lý hiệu quả, Kỹ năng thuyết trình và điều hành hội thảo, Kỹ năng khai thác khả năng tìêm ẩn bản thân, Kỹ năng Lập kế hoạch, Tổ chức công việc & Quản lý thời gian, Kỹ năng Thuyết phục & Đàm phán hiệu quả, CRM: Quản lý quan hệ khách hàng… Chị đã từng là Phó giám đốc đào tạo tại Tâm Việt Group, đã đào tạo cho hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ quan nhà nước, các trường học trong nước… và làm MC cho nhiều chương trình chuyên nghiệp.
Hiện tại chị là Phó giám đốc đào tạo của Công ty Cổ phần S-Way Việt Nam.

Giảng viên Vũ Huy Vĩ:

Với 10 năm làm việc trong ngành giáo dục và đào tạo, thầy Vũ Huy Vĩ đã truyền cảm hứng và đêm lại ý nghĩa cuộc sống cho hang ngàn giáo viên, người đi làm, sinh viên và học sinh.
Với phương pháp nhẹ nhàng, sâu lắng và theo đuổi trường phái đánh thức trái tim, cảm xúc người nghe tự thay đổi để hoàn thiện, thầy luôn gây được ấn tượng mạnh mẽ với những dấu ấn rất riêng. Không áp đặt và dồn dập nhưng những điều thầy chia sẻ, khiến người nghe, học viên tâm đắc và giúp học viên định vị lại được giá trị sống của bản thân mình!
Hiện thầy đang giảng dạy tại bộ môn Phát triển kỹ năng Đại học Thủy Lợi – bộ môn chuyên trách đào tạo kỹ năng cho sinh viên đầu tiên tại trường đại học của Việt Nam.
Thầy cũng đang giữ vị trí Giám Đốc đào tạo – Công ty cổ phần S-WAY VIỆT NAM.

Diễn Giả Đặng Duy Linh:

Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần S-WAY Việt Nam, giảng viên, diễn giả, huấn luyện viên.
 Diễn giả Đặng Duy Linh đã trực tiếp tham gia chia sẻ cho hơn 5000 bạn sinh viên tại Hà Nội, 7000 giáo viên từ bậc mầm non tới Đại học, Cao đẳng khắp hơn 15 tỉnh thành tại miền Bắc. Trực tiếp tham gia huấn luyện và đào tạo cho các tập đoàn và tổ chức: Tập đoàn FPT, Tập đoàn Hải Phát, Tập đoàn Nam Cường, Tổng công ty thương mại Tràng Tiền, Công ty kiểm toán Horwath DTL, Công ty bánh kẹo Tràng an.
 Với phương pháp kết hợp giữa diễn thuyết tạo động lực, đào tạo cung cấp kiến thức, huấn luyện để hình thành kỹ năng, và duy trì thử thách để tạo thói quen tích cực, Đặng Duy Linh đã giúp rất nhiều bạn trẻ, giáo viên, giảng viên phát triển được khả năng trình bày, thuyết trinh của mình.
Diễn Giả, Chuyên gia phát triển con người  Đặng Duy Linh luôn đem đến cho học viên không chỉ kiến thức, kỹ năng, mà còn là một nguồn Động Lực Mới, Cho Cuộc Sống Mới!

MỌI THÔNG TIN LIÊN HỆ:


CÔNG TY CỔ PHẦN S-WAY VIỆT NAM
HOTLINE: 0975 347 875 - ĐT: 04 6680 9281 - Fax : 04 3568 3950
Văn phòng giao dịch: 55/164 Vương Thừa Vũ - Q. Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng đào tạo 1: Số 82 Vương Thừa Vũ - Q. Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng đào tạo 2: Số 102 Nguỵ Như Kon Tum - Q. Thanh Xuân - Hà Nội

24/12/12

Suy ngẫm: Về KHÁT VỌNG (1)


PDFInE-mail
Bạn đã dành bao nhiêu thời gian của cuộc đời mình để suy nghĩ về những người thành công nổi trội?
Những người mà bạn thực sự ngưỡng mộ và mong muốn trở thành. 

Bạn có điểm chung gì với họ? Xuất phát điểm của họ có gì lợi thế hơn bạn không?
Hãy lắng nghe một người thành công chia sẻ:
Sau đó, tìm một nơi yên tĩnh, ngồi yên lặng và tưởng tượng:
- Bạn thử hình dung xem nếu mà bạn có thể suy nghĩ được như Steve Jobs, bạn sẽ nghĩ gì và làm gì?
Image 
- Bạn thử hình dung xem nếu bạn ở hoàn cảnh của Steve Jobs khi còn là sinh viên, bạn có thể làm được gì?
- Bạn thử hình dung xem nếu Steve Jobs ở trong hoàn cảnh như của bạn, ông ấy có thể làm được gì?
  


 
Còn nếu bạn là nữ giới, và bạn đang cho là chỉ có đàn ông mới có thể suy nghĩ được như thế. Bạn hãy nghe một người phụ nữ thành công chia sẻ và cũng tưởng tượng giống như 3 câu hỏi trên:



Tiến sĩ Napoleon Hill - người đã bỏ ra cả cuộc đời để nghiên cứu hàng chục nghìn người Thành công lẫn Thất bại trong xã hội – đã đưa ra thống kê về 6 nhóm người trong xã hội như sau:
· Đa số người ta chỉ mơ ước mà thôi. Những mơ ước này sẽ nhanh chóng lướt qua như gió thoảng. Họ không có sức mạnh để hình thành bất cứ điều gì.
· Một số người biết phát triển mơ ước thành mong muốn. Họ kiên trì mong muốn, nhưng chỉ ngừng lại ở đó.
· Một số người khác đã phát triển mơ ước và mong muốn thành niềm hy vọng. Đôi khi họ dám tưởng tượng rằng họ có thể đạt được những điều mình tìm kiếm.
· Một tỷ lệ nhỏ hơn đã biến niềm hy vọng thành niềm tin. Họ chờ đợi những mong muốn của họ sẽ thực sự xảy ra.
· Một số người khác biết đúc kết những mơ ước, mong muốn và hy vọng của họ thành niềm tin, rồi trở thành mong ước cháy bỏng.
· Cuối cùng, rất ít người thực hiện một kế hoạch để đạt được mong ước. Họ áp dụng niềm tin của mình vào việc xây dựng một lập trường tích cực.


Zig Ziglar – một chuyên gia về thành công khác, đã đúc kết:

Khát Vọng chính là nguồn sức mạnh giúp bạn vượt qua mọi trở ngại; nếu thiếu nó bạn sẽ bị khuất phục bởi nỗi sợ hãi của chính mình. Nó giúp bạn có một tinh thần sẵn sàng hành động bất chấp mọi khó khăn và sợ hãi.
Xem bài viết:




Bây giờ, chắc bạn đã có thể trả lời câu hỏi này:
Nếu không có Khát vọng thì bạn có thể thành công được không?



 

21/12/12

100$...trong tầm tay!


S-WAY TUYỂN CỘNG TÁC VIÊN





              CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO S-WAY VIỆT NAM
                                     --------o0o--------
                           THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG C
ỘNG TÁC VIÊN

                       (THU NHẬP TỪ 1-3 TRIỆU VNĐ/THÁNG)

Hình ảnh nội tuyến 1


1.    Vị trí: Cộng tác viên, thực tập viên
2.    Số lượng: 20
3.    Thời gian làm việc: Bán thời gian, tự do
4.    Yêu cầu:
-       Sinh viên các trường ĐH, Cao đẳng trên địa bàn HN (Các ứng viên đã tốt nghiệp cũng có thể tham gia)
-       Năng động, sáng tạo, khao khát thành công và có chí tiến thủ
-       Có khả năng làm việc với cường độ cao, ưu tiên ứng viên có laptop, xe máy
-       Ưu tiên các ứng viên yêu thích lĩnh vực giáo dục, đào tạo, kinh doanh, marketing.

5.    Quyền lợi
-       Thu nhập hấp dẫn, học hỏi kinh nghiệm
-       Được cấp giấy chứng nhận thực tập cao cấp khi kết thúc quá trình làm việc tại công ty hoặc có thành tích xuất sắc.
-       Được tham gia các chương trình hướng nghiệp do công ty tổ chức.
-       Được đào tạo 2 buổi/tuần chuyên sâu về kỹ năng kinh doanh và kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
-       Hưởng chính sách thưởng hấp dẫn (trao đổi khi phỏng vấn) và cơ hội học tập, làm việc chính thức tại công ty. 
-       Được hỗ trợ các tài liệu kinh doanh và các phương tiện tác nghiệp công việc khác.

6.    Mô tả công việc:
                             1. Triển khai các dự án đào tạo, giáo dục của công ty đối với các tổ chức và cộng đồng.
                      2. Tư vấn, tuyển sinh học viên cho các khóa học về kỹ năng thăng tiến, giao tiếp, thuyết trình, phỏng vấn,...của công ty.

Công việc chi tiết:
-     Tìm kiếm danh sách khách hàng (tổ chức, cá nhân)
-     Lập kế hoạch triển khai và phương án gặp gỡ khách hàng, tư vấn dịch vụ cho khách hàng.
-     Chăm sóc khách hang

Các ứng viên quan tâm xin vui lòng gửi CV (bản mô tả cá nhân) về địa chỉ emaillinhdd@swayvietnam.com để sớm nhận được lịch phỏng vấn.

  
Thông tin liên hệ:

Mr. Đặng Duy Linh
Điện thoại: 0985 083 248

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO S-WAY VIỆT NAM
Trụ sở: P.401 – Tòa nhà Thăng Long – 105 Láng Hạ - Đống Đa – Hà Nội
Văn Phòng: 55/165 – Vương Thừa Vũ – Thanh Xuân – Hà Nội.
Các ứng viên quan tâm xin vui lòng gửi CV (bản mô tả cá nhân) về địa chỉ email trên để sớm nhận được lịch phỏng vấn.

Sinh viên Việt Nam phải vượt qua “bệnh” thụ động


Tác giả: DAVID PICKUS (THỦY NGUYỆT DỊCH)

Sinh viên Việt Nam phải nhìn thấy đâu là khía cạnh có thể thay đổi và chủ động tạo ra sự thay đổi cho mình, đừng trông chờ người khác chỉ con đường mình đi.
GS David Pickus là GS Lịch sử và Chính trị tại Trường Đại học Bang Arizona, trường Đại học công lớn nhất Hoa Kỳ.
Chuyến thăm gần đây tới Việt Nam đã khiến tôi suy nghĩ về tương lai của giáo dục. Tôi không bàn đến tương lai của nền giáo dục Việt Nam mà muốn đề cập đến giáo dục nói chung, trong một bối cảnh toàn cầu.
Vấn đề này đến với tôi từ sau khi tôi nhận được những lá thư xin ý kiến giúp đỡ từ các sinh viên người Việt. Trong thư, các em không nêu lên câu hỏi gì cụ thể, thậm chí cũng không yêu cầu một sự hỗ trợ rõ ràng nào cả. Nội dung thư thường được trình bày như sau: "Thưa Giáo sư, em biết rằng mình sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Em muốn làm điều gì đó để có sự chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. Nhưng em nên làm gì bây giờ?"
Trong những tình huống đó, tôi đều cố gắng đưa ra cho các em những lời khuyên mà tôi cho là hữu ích. Thường thì tôi gợi ý các em làm ba việc sau:
1.        Cập nhật thông tin.
2.        Học tiếng Anh (và các ngoại ngữ khác).
3.        Không ngừng nỗ lực.
Không khó để nhận ra mục đích của lời khuyên trên. Đó là những việc mà các em có thể kiểm soát được, và chúng giúp loại bỏ tính thụ động - theo tôi, đức tính này là một trong những cản trở lớn nhất đối với sự nghiệp học tập của sinh viên.
Các sinh viên Việt Nam, dù theo học chuyên ngành nào chăng nữa, cũng nên tận dụng nguồn thông tin dồi dào, tự do, và tin cậy trên mạng Internet để tìm hiểu về các sự kiện nóng hổi đang diễn ra quanh mình. (Các em cũng nên học cách phân biệt và nghi ngờ những nguồn tin không đáng tin cậy).
Ngoài ra, còn một điều khác đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần và hết sức đúng đắn, đó là nếu không có các kỹ năng tiếng Anh vững vàng, các em sẽ bị tách biệt khỏi các xu hướng thương mại và liên lạc trên toàn cầu.
Tuy vậy, đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Vấn đề thực sự ở đây là những gì mà tôi mong muốn lời khuyên của mình sẽ đem lại cho các em. Ta hãy cùng nhìn ra thế giới một chút để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề sâu xa này.
Hai sự kiện mới đây về mối quan hệ Mỹ - Trung cho thấy rằng các tranh cãi về giáo dục sẽ chỉ là vô nghĩa chừng nào chúng ta còn chưa thống nhất được với nhau về mục đích của giáo dục. Vì thế mới có chuyện sau khi được xem những điểm số ấn tượng trong các bài kiểm tra của các em học sinh 15 tuổi ở Thượng Hải, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Mỹ Arne Duncan thốt lên rằng nền giáo dục Trung Quốc đang "đánh bại" nền giáo dục Hoa Kỳ; trong khi đó, gần như cùng lúc, một bài viết của Ung Châu, chuyên gia giáo dục nổi tiếng, đăng tải trên Tạp chí New York Times lại cho rằng các cử nhân Trung Quốc không có đủ năng lực làm việc, bởi vì họ chỉ được đào tạo để làm tốt các bài kiểm tra, và rằng đây là một trường hợp "điểm cao, năng lực kém".
Có thể cho rằng hai sự kiện trên mâu thuẫn nhau, song tôi thì nghĩ khác. Chúng đều phản ánh những quan điểm hợp lý về tương lai của giáo dục. Trong những năm tới, thế giới sẽ cần thêm nhiều sinh viên có kiến thức -  Trung Quốc đã và đang đào tạo được khá nhiều cử nhân như vậy.
Đồng thời, thế giới cũng đòi hỏi con người phải phát triển tư duy phê phán mạnh mẽ hơn nữa, nên cũng cần giáo dục học sinh sinh viên theo chiều hướng này.
Hiện tại, các sinh viên hàng đầu của Mỹ (nhưng không phải phần lớn) có thể thỏa mãn yêu cầu thứ hai này, và các quốc gia khác trên thế giới cũng sẽ có lợi nếu theo gương họ.
Điều này dẫn tới vấn đề chính, phù hợp nhất đối với Việt Nam, mà tôi muốn nói tới. Lời khuyên thứ ba của tôi dành cho các em sinh viên là "không ngừng nỗ lực". Tôi xin lưu ý rằng rất hiếm khi chúng ta hoàn thành được những nhiệm vụ khó khăn ngay từ những nỗ lực ban đầu, và rằng thất bại thường đem lại cho chúng ta những cơ hội quý giá để học hỏi từ chính những sai lầm của mình.
Sở dĩ tôi nhắc lại lời khuyên vốn đã "xưa như Diễm" này là vì kẻ thù lớn nhất của giáo dục là sự thụ động. Thực tình, tôi còn muốn nói rằng tương lai của giáo dục tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung nằm ở chỗ chúng ta phải thuyết phục được học sinh, sinh viên tin rằng thái độ thụ động là rào cản chính đối với thành công trong tương lai của các em.
Tránh né sự thụ động thôi chưa đủ. Cần phải nỗ lực hết sức để làm cho các em hiểu được rõ thái độ này có thể gây hại tới các cơ hội thành công trong tương lai của các em như thế nào.
Tới đây tôi xin đưa ra một định nghĩa trực tiếp về "sự thụ động". Thụ động không có nghĩa là "lười biếng", và sinh viên thụ động không phải là người có tư cách đạo đức kém.
Ngược lại, đó có thể là những người rất tử tế và có trách nhiệm. Thụ động là khi một sinh viên trông chờ người khác chỉ đường dắt lối cho mình đạt được các mục tiêu của bản thân; và vấn đề của thái độ này nằm ở chỗ nó khiến người sinh viên không thể đối mặt với chính mình, không thể học tập và làm việc độc lập, và cũng không thể phản ứng trước những thay đổi của hoàn cảnh.
Không nên phê bình thái độ thụ động ở sinh viên, bởi việc đó chẳng giúp ích gì cho các em cả. Thay vào đó, hãy làm sao để các em nhận thấy rằng sự thụ động đang cản trở chính các em trên con đường tìm kiếm những giải pháp riêng cho mình.
Để làm được điều này không phải dễ, dù tại quốc gia nào đi chăng nữa. Tôi xin dừng bút với một lời nhận xét ở đây. Những quan sát của tôi về các học sinh, sinh viên ở Việt Nam đã mang lại cho tôi cảm giác rằng các em đang bị giằng xé giữa hai cảm xúc đối ngược nhau một cách mạnh mẽ.
Một mặt, các em cảm thấy mình là người vô danh, là một phần mờ nhạt trong đám đông. Các em ngồi thành từng nhóm lớn, học tập và sinh hoạt theo nhóm với một cảm nhận chung chung, và thường là mơ hồ, rằng mình có thể đi theo con đường mà người lớn đã xác định giúp mình.
Mặt khác, các em lại đồng thời đòi hỏi được định hình cho mình một cái tôi. Thực ra, các em cảm thấy rất rõ ràng những áp lực đặt lên vai mình trong tư cách cá nhân cũng như những cơ hội tiềm ẩn đang chờ đợi phía trước.
Chính sự kết hợp giữa hai loại cảm xúc này đã dẫn tới những băn khoăn dạng như "Em nên làm thế nào" gửi cho tôi. Các em sẽ không thể tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này nếu chưa biết xác định được đâu là những khía cạnh của cuộc sống mà các em có khả năng thay đổi, và học cách chủ động tạo ra sự thay đổi đó.
Dĩ nhiên, chỉ đơn thuần nói rằng "sự thụ động" là một vấn đề sẽ chẳng mang lại giải pháp nào cả. Các vấn đề của thế giới bên ngoài cũng không vì thế mà bớt đi phần căng thẳng. Nhưng tôi cho rằng điều này có thể giúp chúng ta suy nghĩ được rõ ràng hơn về tương lai của giáo dục.
Chúng ta nên tự hỏi xem mình có chuẩn bị đầy đủ "hành trang" cho các em học sinh, sinh viên để họ sẵn sàng gánh vác lấy trách nhiệm hay không, và cũng nên hỏi xem các em có cảm thấy rằng những gì mình được trang bị là đã đủ hay chưa. Việc làm này sẽ giúp các em tự bước đi trên chính đôi chân của mình.
Đây không phải là một thách thức riêng cho nước Mỹ, Trung Quốc, hay Việt Nam. Đây là một thách thức đối với cả nhân loại.

SINH VIÊN VIỆT NAM KHÔNG THỂ LÀ "NGƯỜI MÁY" BIẾT NGHE LỜI


SV Việt Nam: không thể là "người máy" biết vâng lời


Nam đang đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng giáo dục, thậm chí là những “khu công nghiệp” giáo dục để chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế. Nhưng nếu nó chỉ sản sinh ra những “người máy” chỉ biết vâng lời mà thiếu đi tư duy phê phán, nỗ lực hội nhập và phát triển kinh tế sẽ “như muối bỏ bể”.
Tác giả David Pickus là GS Lịch sử trường Đại học bang Arizona, trường ĐH công lớn nhất Hoa Kỳ. Dưới đây là bài viết riêng của ông dành cho Diễn đàn Kinh tế Việt Nam. Hai bài viết trước của ông là "GS Mỹ bàn về tật xấu trong giao tiếp của người Việt" và "Sinh viên Việt Nam phải vượt qua bệnh thụ động" đã gây sự chú ý mạnh mẽ và tạo ra diễn đàn tranh luận sôi nổi trên VEF.


"Làm như thế có lợi hay hại?" Đây là câu hỏi mà các giáo sư người Trung Quốc đặt ra cho tôi khi tôi nói với họ về kế hoạch dạy "cách tư duy phê phán" tại các quốc gia Đông Á của mình.
Câu hỏi không mang dụng ý xấu. Khi đó chúng tôi đang bàn về tương lai của nền giáo dục đại học tại Việt Nam, Trung Quốc, và Mỹ; tôi nêu ý kiến rằng thành công của nền giáo dục này phụ thuộc vào việc các trường có thể dạy cho sinh viên thói quen tư duy phê phán hay không.
Họ nhất trí rằng, xét từ góc nhìn của người Trung Quốc, cần giáo dục thêm về tư duy phê phán. Nhưng cùng lúc, họ lại đặt ra một câu hỏi mà tôi cũng từng được nghe thấy ở Việt Nam và Mỹ: Liệu những sinh viên được dạy cách tư duy phê phán có cảm thấy bất mãn không khi các em nhận thấy rằng loại tư duy này không làm cho mọi việc trở nên dễ dàng hơn đối với các em?
Đây là một câu hỏi đúng đắn. Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta không những phải định nghĩa chính xác hơn về thuật ngữ "tư duy phê phán" mà còn phải tìm hiểu chi tiết hơn về ý nghĩa của yêu cầu đối với các sinh viên Việt Nam rằng các em nên có thái độ chủ động hơn đối với tương lai.
"Tư duy phê phán" là một trạng thái sức khỏe trí óc, có thể áp dụng theo nhiều hướng khác nhau. Nghĩa tương đương về mặt thể chất của nó là "sức khỏe và sự phối hợp về cơ bắp".
Do đó, tuy rằng chúng ta ai cũng có một chỉ số sức khỏe và khả năng phối hợp nhất định về thể chất, nhưng phải qua quá trình tập luyện thể dục thể thao thì chúng ta mới có thể phát huy đầy đủ tiềm năng thể chất của bản thân. Rèn luyện tư duy phê phán cũng vậy. Nó không đưa tất cả mọi người lên cùng một mức độ như nhau, và nó cũng không biến bạn trở thành chuyên gia trong tất cả mọi lĩnh vực - cũng giống như việc tập luyện thể chất không biến bạn thành chuyên gia trong mọi môn thể thao.
Vai trò của nó là đem lại cho bạn một phương pháp để kiểm tra xem bạn có phát huy được đầy đủ tiềm năng của mình hay không.
Tôi xin phép lý giải nhận định trên bằng việc kể ra đây một điều mà tôi mới quan sát được tại Trung Quốc. Ở ngoại ô thành phố Tô Châu ngày nay đang hình thành một "khu công nghiệp" đại học. Một khu đất rất lớn đã được giải phóng mặt bằng để lấy chỗ xây dựng những tòa nhà đại học siêu hiện đại.
Các trường đại học trên khắp đất nước Trung Quốc đều đã quy tụ về đây, gây dựng chi nhánh mới, và tạo nên một trong những "thành phố sinh viên" lớn nhất mà tôi từng được biết; và hiện tượng này cũng một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng một quốc gia muốn tạo ra được những cử nhân có chất lượng cao nhất phải có sự chuẩn bị tốt nhất để có thể cạnh tranh trên quy mô quốc tế.
Các lãnh đạo Trung Quốc hiểu rất rõ điều này.
Nhưng liệu các "sản phẩm" của "khu công nghiệp" này có thực sự được trang bị đầy đủ? Có thể coi sinh viên là một tập hợp người, nhưng khi nhìn các em, tôi lại nhớ rằng các em đều là những cá nhân riêng biệt với những tiềm năng riêng, có thể được phát huy hoặc không.
Xây dựng một khu công nghiệp sinh viên vẫn là chưa đủ nếu các sinh viên khi tốt nghiệp lại không có đủ năng lực để tự suy nghĩ và hành động. Tuy không được thể hiện rõ ràng, song thành công của khu công nghiệp sinh viên này đúng là phụ thuộc vào việc các cử nhân học được kỹ năng tư duy phê phán cùng với kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực các em đã chọn.
Sinh viên hiện có đang học cách tư duy phê phán hay không? Không thể đưa ra một nhận xét khái quát về nhiều nhóm người lớn như vậy, nhưng theo những quan sát của tôi, hiện có ít nhất ba vấn đề đáng lo ngại, có ảnh hưởng tới các cử nhân nói chung:
1. Các đơn vị tuyển dụng lao động phải mất nhiều thời gian đào tạo lại cho các sinh viên mới ra trường.
2. Các sinh viên chỉ dành thời gian chuyên chú cho việc học để thi, và do đó, khi không có kỳ thi nào, các em không biết làm việc gì khác.
3. Những người trẻ chưa sẵn sàng đón nhận thực tế là họ có thể phải chấp nhận làm những công việc tạm thời hoặc không ổn định; bên cạnh đó, họ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc quyết định nên đầu tư công sức của mình vào đâu..
Cần lưu ý rằng những vấn đề này không chỉ giới hạn ở riêng một quốc gia nào như Trung Quốc hay Việt Nam. Chúng tác động tới sinh viên khắp nơi trên thế giới, và vì vậy, không nên phê bình các em ở góc độ cá nhân.
Các sinh viên đại học luôn có những khó khăn trong việc xác định con đường đi của mình. Các em cần có thời gian cũng như cần được đào tạo để học cách thực hiện hành trình đó sao cho có hiệu quả.
Nên sử dụng loại hình đào tạo nào? Đây chính là lúc tư duy phê phán thể hiện vai trò của mình. Vì tư duy phê phán là một loại hình tập luyện trí óc tổng thể, nên nó không giới hạn ở một nội dung cụ thể nào - cũng tương tự như việc rèn luyện "khả năng phối hợp cơ bắp" không liên quan tới một môn thể thao đơn lẻ nào.
Tuy nhiên, nó cũng không phải là một khẩu hiệu chung chung. Những sinh viên được rèn luyện lối tư duy phê phán - cho dù các em đang theo học chuyên ngành gì đi chăng nữa - thường đặt ra cho mình hai câu hỏi trọng tâm sau đây:
1. Các thầy cô dạy mình tin tưởng vào điều gì, và đâu là lý do họ đưa ra để mình tin tưởng vào điều đó?
2. Mình có những lý do gì để đồng ý với điều này mà không đồng ý với điều kia?
Từ hai câu hỏi cơ bản này kéo theo rất nhiều thách thức. Thứ nhất, các em phải chắc chắn rằng mình thực sự hiểu rõ về kiến thức đang được giảng dạy (và không chỉ học thuộc hay nhắc lại các kiến thức đó). Thứ hai, các em phải nhận thức được các lý do giải thích cho những cảm xúc của mình (không chỉ đơn giản là những lý do phù hợp nhất với bản thân lúc đó, hay những gì mà các em vẫn quan niệm từ trước).
Xét từ góc độ này, tư duy phê phán không mang thành kiến. Nó không đòi hỏi ai phải chấp nhận một nhãn quan cụ thể nào về chính trị, xã hội, hay triết học. Thay vào đó, nó yêu cầu người ta phải cẩn thận, cân nhắc, và hiểu biết về các quan điểm của mình.
Thế nhưng, ai cũng biết rằng các sinh viên đại học không phải lúc nào cũng nhận thấy rằng tư duy phê phán là điều đáng hoan nghênh. Tuy nhiên - và đây cũng là câu trả lời của tôi dành cho các đồng nghiệp Trung Quốc - một sinh viên sẽ không nhận được lợi ích gì khi không thể suy nghĩ chín chắn về hoàn cảnh hiện tại của mình. Thậm chí dù các em có cảm thấy bất mãn hay buộc lòng phải chấp nhận hoàn cảnh, thì xét về lâu về dài cũng không có ích gì cho cả các em và xã hội khi các em không thể sử dụng kiến thức đã học để quyết định con đường đi phù hợp nhất cho mình trong tương lai.
Thực ra, sẽ là sai lầm nếu cho rằng tư duy phê phán là nguyên nhân gây ra tâm lý bất mãn và không hài lòng. Những cảm xúc này phát sinh từ phản ứng tự nhiên của con người trước những hoàn cảnh mà họ đang gặp phải.
Vai trò của tư duy phê phán ở đây là giúp con người phản ứng lại một cách chủ động và hợp lý đối với những cảm xúc của mình.
Tóm lại, tôi cho rằng đầu tư vào đào tạo phương pháp tư duy phê phán cho các sinh viên đại học và tầng lớp công nhân trẻ là một hành động khôn ngoan. Để làm được điều này cần phải bỏ ra thêm nhiều thời gian và nỗ lực, đồng thời nó cũng đòi hỏi các thanh niên phải tham gia vào những nhiệm vụ không liên quan trực tiếp tới việc thi cử hay học tập vì một nghề nghiệp cụ thể nào.
Có vẻ như đây là một sự thiếu kỷ luật. Nhưng hãy nghĩ về áp lực cạnh tranh toàn cầu mà các sinh viên Việt Nam phải đối mặt. Số lượng sinh viên Trung Quốc tại các "khu công nghiệp" giáo dục hiện đã lên tới hàng chục nghìn người, và họ đang được đào tạo theo những phương pháp tiến bộ nhất.
Sinh viên tại các trường đại học phương tây thì hiện đang có trong tay nhiều lợi thế hơn bao giờ hết. Do đó, sinh viên Việt Nam sẽ đạt được những thành công cao nhất nếu các em có thể hoạt động trong bối cảnh toàn cầu như thế này. Và tư duy phê phán sẽ giúp các em thực hiện được điều đó.
Nhưng, theo như tôi biết thì nhu cầu phát triển tư duy phê phán thậm chí còn đi xa hơn nữa. Chẳng bao lâu nữa, dân số Việt Nam sẽ đạt con số 90 triệu người. Cho dù còn bao nhiêu người đang sống ở nông thôn, nhưng chẳng khó mà nhận ra rằng các thành phố sẽ ngày một đông đúc hơn, cuộc cạnh tranh giành các công việc có mức lương hấp dẫn sẽ ngày một khốc liệt hơn, và các nhu cầu của xã hội cũng ngày một phức tạp hơn.
Vì vậy, cần phải đầu tư thời gian đào tạo cho sinh viên cách suy nghĩ kỹ lưỡng về những quyết định của mình và đánh giá tác động của những quyết định đó trong hiện tại cũng như tương lai. Các lãnh đạo quân sự phải được đào tạo cách nhận lấy trách nhiệm trong những tình huống cực kỳ nguy hiểm; tương tự như vậy, các sinh viên đại học cũng phải được đào tạo cách tư duy phê phán để có thể đảm đương những trọng trách lớn lao đang chờ đợi các em.
Trên thực tế, các quyết định mà thế hệ sinh viên này đưa ra sẽ là yếu tố quyết định tương lai của xã hội.

19/12/12

Thuyết trình hiệu quả: “Kích cỡ” ngôn ngữ cơ thể

Thuyết trình hiệu quả: “Kích cỡ” ngôn ngữ cơ thể

Tất nhiên bạn đã biết rõ về tầm quan trọng của việc phải dùng ngôn ngữ cơ thể để hỗ trợ cho bài thuyết trình của mình rồi.
Tuy nhiên, bạn có biết cử chỉ, điệu bộ mình thể hiện ra đến “cỡ” nào là vừa, là thích hợp?
Trong bài này, tôi sẽ chia sẻ với bạn về một số “kích cỡ” bạn có thể áp dụng khi dùng ngôn ngữ cơ thể trong các tình huống thuyết trình khác nhau.
ngon ngu co the

Kích cỡ ngôn ngữ cơ thể là gì?

Giống như giọng nói bạn có thể to hay nhỏ, cao hay thấp, ngôn ngữ cơ thể của bạn cũng thế: nó có các kích cỡ khác nhau.
Chẳng hạn, hãy thử xem các loại kích cỡ của cử chỉ bàn tay và cánh tay:
  • Các cử chỉ liên quan chỉ đến các ngón tay thì gọi là cử chỉ nhỏ.
  • Các cử chỉ xoay quanh cổ tay thì lớn hơn một chút.
  • Các cử chỉ xoay quanh cùi chỏ thì lớn hơn chút nữa.
  • Các cử chỉ liên quan đến vai thì gọi là cử chỉ lớn.

Làm sao chọn đúng cỡ cho ngôn ngữ cơ thể?

Việc này còn tùy. Các ngôn ngữ cơ thểloại này thì phù hợp với đối tượng người nghe này, nhưng có thể lại không phù hợp với những người nghe khác.
Các yếu tố bạn cần xem xét là:
  1. Khoảng cách giữa bạn với người nghe, và
  2. Tầm nhìn giữa bạn với người nghe.
  3. Các yếu tố văn hóa và bối cảnh
Từ các yếu tố này, chúng ta có thể rút ra vài ý tưởng căn bản để dùng ngôn ngữ cơ thể, cụ thể là các cử chỉ, sao cho hiệu quả.

Khoảng cách

Nói chung, càng đứng xa người nghe, cử chỉ bạn phải càng rộng càng lớn. Rồi tùy thuộc vào độ rộng của căn phòng. Phòng lớn, bạn đứng xa = cử chỉ rộng. Phòng vừa, bạn đứng không xa người nghe = cử chỉ rộng vừa. Phòng nhỏ, bạn đứng gần = cử chỉ nhỏ, hẹp.

Tầm nhìn

Nói chung, nếu tầm nhìn giữa bạn với người nghe rõ ràng, bạn có thể dùng các cử chỉ nhỏ, hẹp. Nếu tầm nhìn bị che khuất ở phần này phần kia, bạn cần dùng cử chỉ lớn rộng hơn.

Các yếu tố văn hóa và bối cảnh

Các yếu tố này có ảnh hưởng đến kích cỡ thích hợp cho ngôn ngữ cơ thể của bạn.
  • Không nên dùng cử chỉ rộng khi khán giả gồm những người lớn tuổi.
  • Khi đọc điếu văn hay thông báo đuổi việc, cử chỉ nên rất nhỏ và nhẹ.
  • Khi nói trước đối tượng trẻ em, cử chỉ bạn phải rộng và to.
Tóm lại, trong khâu nghiên cứu đối tượng người nghe của mình, bạn nên xem xét đến các kích cỡ ngôn ngữ cơ thể sẽ dùng, đặc biệt là khi bạn nói với một nhóm đối tượng người nghe hoàn toàn mới.
Nếu bạn muốn làm chủ hoàn toàn ngôn ngữ cơ thể của mình, hãy tham dự khóa học Bậc Thầy Thuyết Trình kéo dài 6 tháng cùng diễn giả Quách Tuấn Khanh và 13 chuyên gia khác trên toàn quốc.