7/8/13

"Tỉ phú sữa chua" và con đường trở thành tỉ phú

“Tỉ phú sữa chua” nước Mỹ - CEO thế hệ mới

Posted by Người Bay

alt   Mua lại một nhà máy bị đóng cửa, vay vốn chưa tới 1 triệu USD cùng tham vọng thay đổi khẩu vị người Mỹ là ba yếu tố đã giúp một người Thổ Nhĩ Kỳ nhập cư trẻ tuổi trở thành tỉ phú thế giới trên đất Mỹ


Đó là Hamdi Ulukaya, nhà sáng lập Tập đoàn Chobani, thương hiệu sữa chua bán chạy nhất Hoa Kỳ.

Theo tính toán của Bloomberg Billionaires Index, Hamdi Ulukaya, 40 tuổi, đang sở hữu khối tài sản ròng 1,1 tỉ USD nhưng đến nay chưa từng xuất hiện trên bất kỳ danh sách tỉ phú nào. Tập đoàn Chobani của ông đã đạt doanh số cao gấp 5 lần kể từ năm 2009.

Giám đốc điều hành (CEO) Hãng phân tích dữ liệu tài chính PrivCo Sam Hamadeh nhận định tốc độ tăng trưởng của Chobani là "không thể tin nổi". Doanh thu tính đến ngày 13/5/2012 tăng gấp đôi, đạt 745,6 triệu USD. Giá trị thị trường thương hiệu Chobani vào khoảng 1,1 tỉ USD.
alt
Trước khi có Chobani, người Mỹ hầu như không biết đến sữa chua Hi Lạp. Bây giờ, gần 35% sữa chua tiêu thụ tại Mỹ là sữa chua Hi Lạp (Greek yogurt), trong đó Chobani là nhà sản xuất và phân phối lớn nhất. 1.300 nhân viên nhà máy Chobani làm việc suốt ngày đêm để sản xuất hơn 1 triệu thùng sữa/tuần, tương đương 12 triệu hũ ya-ua 170g đủ hương vị: dâu tây, đào, bluberry, lựu, chanh dây, cam...

Chobani (ban đầu mang tên Agro-Farma Inc.) có trụ sở chính tại Norwich (New York), khởi động sản xuất cách đây năm năm từ con số 0 và đến nay kiểm soát được 17% thị trường sữa chua nước Mỹ, gần gấp đôi thị phần của Yoplait Original - một nhánh của tập đoàn 150 tuổi General Mills danh tiếng ở Mỹ, theo số liệu của Hãng nghiên cứu thị trường SymphonyIRI Group.

Người Mỹ - trước đây quen với vị ngọt đậm của sữa chua - đã bị Chobani thuyết phục bằng hương vị sữa chua Hi Lạp ít béo, ít đường và nhiều đạm gấp 2-3 lần so với sữa chua thường.

"Ở mức độ người tiêu dùng, sữa chua Hi Lạp là một sự đổi mới ngoạn mục nhất trong ngành công nghiệp sữa, kể từ khi các sản phẩm sữa được đóng gói như sữa chua và pho mát hiện nay", ông Robert Ralyea, người đứng đầu phòng thí nghiệm chế biến và phát triển thực phẩm của ĐH Cornell, nói.

Ulukaya được Hãng tin NBC News gọi tên “CEO thế hệ mới”. Ông có được thành công nhanh chóng như hôm nay là nhờ bỏ qua nhiều “lối mòn” kinh doanh truyền thống trước đây, đặc biệt trong ngành công nghiệp thực phẩm. Thay vì tập trung vào doanh nghiệp, chuyên gia tư vấn cùng các chiến dịch tiếp thị khổng lồ, Ulukaya chú trọng vào sản phẩm dựa trên phản hồi từ người tiêu dùng.

Tin vào ý tưởng "tiếng nói người tiêu dùng sẽ định hình thị trường", hằng ngày Ulukaya vẫn duy trì nhận tin nhắn từ khách hàng gửi thẳng vào điện thoại di động của mình.

Theo ông, "trong thế giới phẳng, thông tin lan truyền cực nhanh nên không cần phải tốn nhiều tiền để khiến người khác lắng nghe bạn nói". Đến nay Chobani chỉ tung ra hai chiến dịch quảng cáo trên truyền hình, gần đây là tại Olympics London 2012 với vai trò nhà tài trợ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét