24/1/13

Đội ngũ Huấn Luyện Viên : 1 trong 3 đòn bẩy nhân lực để thành công!

Để thành công, cần biết sử dụng các đòn bẩy, trong đó có đòn bẩy "nhân lực", tức là các nguồn lực con người từ bên ngoài để dễ dàng hoàn thành các công việc hơn!



Một Ban cố vấn, có thể chia sẻ chiến lược cuộc đời - Đội ngũ huấn luyện viên, những người có thể đem lại các câu trả lời nhanh nhất khi gặp khó khăn trên đường đi - Cuối cùng là các đồng chí, những người cùng chí hướng và đồng hành cùng mình, sẽ giúp mình duy trì được tinh thần trên suốt chặng đường.

Với tôi, điều tôi có sẵn là một đội ngũ huấn luyện viên, và các đồng chí đi cùng tôi mỗi ngày. Hôm nay, tôi sẽ nhắc tới đây 4 trong số các huấn luyện viên đã và đang hỗ trợ cho tôi trên những chặng đường đi lắm thách thức:

1. Mr. Khanh (Quách Tuấn Khanh): Anh là diễn giả chuyên nghiệp. Việc trao đổi với anh cho tôi cái nhìn và những chuẩn mực tổng quan về nghề diễn giả. Ở Việt Nam, có lẽ không có nghề nào đặc biệt như nghề diễn giả ở góc cạnh này: Cả nước có hơn 86 triệu dân, nhưng chưa có tới 80 diễn giả hành nghề chuyên nghiệp, tức tỉ lệ là hơn 1 triệu người dân VN mới có 1 diễn giả! Vì vậy mà với chúng tôi, những người lựa chọn nghề mới mẻ này, cơ hội đồng nghĩa với việc phải tự phá băng và tạo ra cơ hội, khoảng không cho chính mình cất cánh và tung bay!

2. Mr. Thành: Hiện anh đang là GĐ chi nhánh HN Công ty cổ phần đầu tư Sao Vàng. Anh thuộc thế hệ đầu 8x, hiện tại ngoài các thu nhập từ đầu tư tài chính, thu nhập của anh từ công việc điều hành chi nhánh HN của anh khoảng 100 triệu/tháng. Anh là một ví dụ về sự khôn ngoan tài chính, quyết đoán và khéo léo. Anh luôn cho tôi những kiến thức tài chính căn bản, cũng như những giải pháp bài bản, cụ thể và thông minh để kiểm soát tài chính cá nhân, đầu tư cũng như có những lưu ý đúng lúc cho công ty của tôi.

3. Mr. Tùng: Anh hiện đang là Chủ tịch chương trình Con đường thành công. Với 10 năm nghiên cứu về khoa học thành công, đặc biệt trong việc áp dụng cho người Việt, anh đã chứng minh được những thành quả đầu tiên với những thành viên mạnh mẽ, dám ước mơ, và đang dần biến ước mơ của mình thành hiện thực mỗi ngày. Anh là một thư viên sống, một nhà tư vấn chiến lược tuyệt vời, cũng như là người coaching cho tôi từng bước áp dụng các quy luật thành công trong cuộc sống. Để từ trải nghiệm đó tôi có thể chia sẻ với những người xung quanh.

4. Mr. Cương: Hiện anh đang là chủ tịch và giám đốc điều hành của sieucongnghe.com. Một công ty 3 năm tuổi, với 10 nhân viên (cả kỹ thuật và kinh doanh) đã đạt doanh số năm 2012 cán đích mức hơn 1 triệu $, và lợi nhuận 25% (tương đương 250.000$ = 5 tỷ VNĐ) có thể coi là một kì tích tại VN, đặc biệt là trong thời điểm kinh tế đầy thách thức năm qua. Sinh năm 1983, anh là một người có nhiều kinh nghiệm cực kì khôn ngoan, được tích lũy từ những ngày còn du học tại Nga. Anh chia sẻ với tôi về cách xây dựng một hệ thống kinh doanh tinh gọn và hiệu quả kiểu "người khổng lồ bé nhỏ". Điều ấn tượng nhất là anh sáng tạo ra mô hình để một mình anh có thể tạo ra 1 nửa doanh số của công ty.

4 huấn luyện viên của tôi, mọi người xung quanh có thể thấy rất tầm thường, song tôi luôn tìm thấy điều để mình học hỏi. Những điều đó trực tiếp cung cấp dũng khí và giá trị cho tôi mỗi ngày để cùng các cộng sự xây dựng nên một S-WAY có nền móng ngày càng bền vững hơn, và sẵn sàng cho những kế hoạch phát triển trong tương lai.

Kinh doanh cũng như cuộc sống, luôn có nhiều sự thử thách lồng trong tên gọi "vấn đề" mỗi ngày. Những người đủ lớn sẽ thấy rằng không thể trốn tránh, nên không còn cách nào khác là phải tự cân bằng trên con lăn (Bạn chỉ có thể cân bằng trên con lăn khi con lăn dịch chuyển). Và công việc của chúng ta là đưa ra các giải pháp!
Các giải pháp của cá nhân sẽ giúp doanh nghiệp tiến lên, doanh nghiệp tiến lên sẽ là giải pháp thúc đẩy xóa tan các vấn đề của xã hội, và tạo ra các bước nhảy tiến bộ!

Đó là cách chúng tôi định nghĩa về sứ mệnh của mình với xã hội khi xây dựng và phát triển S-WAY. Trong sứ mệnh đó, chúng tôi luôn kế thừa và đứng trên vai các huấn luyện viên, để từ đó có một tầm nhìn xa hơn, và có các nguồn lực đầy đủ hơn.

Cuối cùng, tôi thực lòng khuyên các bạn - các bạn sinh viên và thanh niên - cũng rất cần những huấn luyện viên như vậy!
Có bất cứ điều gì cần chúng tôi hỗ trợ, đừng ngần ngại! Sự quyết đoán học hỏi như một đứa bé ba tuổi lại là cách mà chúng ta "lớn lên" nhanh nhất!
Tin tôi đi!


20/1/13

Soạn bài thuyết trình: Chọn đề tài


Với nhiều người, chuyện chọn một đề tài thuyết trình lắm khi cũng giống như việc bắn đi một mũi tên mà chả thèm nhắm hướng, với hy vọng rằng nó sẽ trúng cái đích mình muốn. Nếu chơi kiểu đó, bạn sẽ sớm thất vọng thôi.

Đề tài – và, cụ thể hơn, thông điệp cốt lõi của bạn – phải được chọn lựa sao cho cẩn thận, nghiêm túc. Nếu không, bạn sẽ không tài nào đủ sức trình bày hiệu quả bài thuyết trình của mình, và người nghe sẽ không thấy hứng thú quan tâm, không sẵn sàng đón nhận thông điệp bạn truyền tải.
Và đây là câu hỏi: Bạn làm cách nào để chọn được một đề tài “ngon ăn”?

Đích tổng quát của bạn?

Có ba loại bài thuyết trình căn bản:
  1. Kiểu Giáo dục: Chẳng hạn, một buổi hội thảo về việc đầu tư bất động sản; một khóa học về lãnh đạo, v.v.
  2. Kiểu “vặn cót tinh thần”: Chẳng hạn, bài nói tranh cử của một ứng viên; một bài nói gây quỹ; một bài nói kêu gọi đầu tư kinh doanh, v.v
  3. Kiểu Giải trí: Một câu chuyện đọc cho trẻ em nghe; một truyện cổ tích, kịch tính; một bài nói góp vui trong buổi tiệc.
Bạn phải xác định bài thuyết trình của mình thuộc kiểu nào, coi đó như cái đích tổng quát bạn cần đạt đến. Việc xác định cái đích tổng quát này sẽ ảnh hưởng đến nhiều đến các quyết định bạn đưa ra khi bạn soạn bài nói của mình.

Thông điệp cốt lõi là gì?

Thông điệp cốt lõi của bạn là ý tưởng chủ đạo của bài thuyết trình. Mọi yếu tố khác đều tập hợp xoay quanh và hỗ trợ cho thông điệp cốt lõi này.
  • Rõ ràng: Bạn phải tóm được thông điệp cốt lõi của mình trong một câu duy nhất. Nếu chưa làm được, phải nói ngay là thông điệp ấy chưa rõ ràng. Thông điệp không rõ ràng, tức là bạn không hiểu rõ ràng thông điệp. Không nắm rõ thông điệp thì còn nói cái gì?
  • Nhiệt tình: Thông điệp cốt lõi phải là thứ gì đó bạn tin tưởng và thích thú, có “lửa” để nói.
  • Hiểu biết: Bạn biết những gì về thông điệp cốt lõi ấy? Bạn có thể rút ra các câu chuyện từ những trải nghiệm cá nhân hay không? Bạn có dành thì giờ để nghiên cứu kỹ lưỡng đề tài chưa?
Nhiều diễn giả thích nghĩ rằng toàn bộ bài thuyết trình của họ sẽ được người nghe nhớ đến trăm phần trăm. Thực tế là người nghe sẽ nhớ được chỉ một hay hai điểm chính nào đó thôi. Thành ra, bạn phải tổ chức bài thuyết trình làm sao đó để người nghe bạn dễ dàng nắm và nhớ được thông điệp cốt lõi bạn muốn trình bày.



Thông điệp bạn chọn liên quan gì đến người nghe?

Người nghe nào phải kẻ ngoại cuộc ngây thơ, chỉ biết xách mông vào phòng rồi ngồi yên đó nghe bạn nói. Trái lại, họ là một thành phần không thể thiếu của buổi thuyết trình. Bạn trình bày xuất sắc không thôi thì chưa đủ để đảm bảo buổi thuyết trình thành công. Một buổi thuyết trình thành công khi người nghe lĩnh hội được thông điệp.
Phân tích người nghe là việc làm cần thiết để xác định đâu là thông điệp người nghe sẵn sàng đón nhận từ bạn:

Đâu là đối tượng người nghe chủ đạo?

Họ là dân kỹ thuật hay không phải kỹ thuật? Sinh viên? Người lớn tuổi? Phụ huynh? Vận động viên? Các lãnh đạo doanh nghiệp? Đa số là nam giới hay nữ giới?

Người nghe có liên hệ gì với bạn?

Người nghe là dân cùng học với bạn? Là cộng sự? Là cấp trên? Bạn không quen biết ai? Họ biết bạn, xem bạn là chuyên gia? Không ai quen biết bạn?

Số lượng người nghe?

Số người vừa đủ để ai nấy cũng nhìn rõ mà thấy mồ hôi tứa ra nơi chân mày bạn? Hay một hội trường lớn? Một sân vận động? Người nghe ngồi cả trong phòng, hay có kẻ trong người ngoài (theo dõi qua màn hình ngoài phòng)?

Đâu là thông điệp người nghe muốn nhận?

  • Điều này cũng quan trọng như chuyện bạn xác định thông điệp cốt lõi cần trình bày vậy.
  • Nếu tràn đầy cảm xúc, nhưng bạn nói ra điều người nghe chẳng mấy quan tâm, buổi nói của bạn sẽ thất bại.
  • Nếu bạn nói ra trúng điều người nghe muốn đón nhận, nhưng bạn không có cảm xúc hay nhiệt tình, buổi nói của bạn cũng thất bại luôn.
  • Nếu bạn cố trình bày một đề tài mình chẳng hiểu biết gì mấy hoặc không có kinh nghiệm để chia sẻ lại, buổi nói của bạn cũng thất bại.
  • Tuy nhiên, nếu chọn được một đề tài bạn vừa có kiến thức, kinh nghiệm và cảm xúc, và vừa được người nghe quan tâm, tất bạn sẽ thành công.

Bạn có bao nhiêu thời gian để nói?

Giả sử thông điệp cốt lõi của bạn là “Dám thành công” Nếu bạn có hai phút, thì phạm vi bài nói có lẽ chỉ cần xoay quanh một câu chuyện nhỏ minh họa cho thông điệp đó. Tuy nhiên, nếu có bốn giờ để trình bày đề tài này, có lẽ bạn phải nghiên cứu chi tiết tiểu sử của những người nổi tiếng đã can đảm và liều lĩnh tiến lên trên con đường công thế nào, bàn sâu về các phương pháp để nuôi dưỡng ước mơ cũng như các kỹ năng hành động để thành công,…
Chọn đề tài là việc cơ bản và quan trọng nhất khi thuyết trình. Bạn cần phải cân nhắc giữa sở thích, sở trường của mình và nhu cầu của khán giả.

Nếu bạn muốn rèn luyện thêm nhiều chi tiết khác, hãy tham dự khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu.

19/1/13

Star up with CTV

Các hỗ trợ dành cho CTV Kinh doanh S-WAY:

1. Hợp đồng - thẻ chuyên viên tư vấn

2. Các khóa học- đào tạo nội bộ (1 buổi/tuần):
 Kỹ năng bán hàng (BH Cơ bản - BH qua ĐT - BH qua internet,... ) - kỹ năng marketing online (Mạng xã hội, Email marketing, SEO,...)

3. Mô hình - hệ thống làm việc bài bản (CTV-Nhóm -Phòng - S-HOUSE: Mô hình công ty thực hành dành riêng cho sinh viên)

4. Xây dựng kế hoạch marketing - cung cấp nội dung marketing -

5. Hỗ trợ chương trình sự kiện - hội thảo chốt sales hàng tuần/tháng/quý,...

6. Cộng đồng S-WAY: Hệ thống các CLB bao gồm: Nói trước công chúng HN, S-PRO, MC, Yoga Cười,  ...

7. Hỗ trợ 30 % học phí tất cả các khóa học

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Mr. Linh
Sales Manager
ĐT: 0985 083 248
Email: linhdd@swayvietnam.com
www.swayvietnam.com

C.E.O Meebo: Có thể “tay không mà bắt giặc”?*


C.E.O Meebo: Có thể “tay không mà bắt giặc”?*

Đây là khởi đầu của loạt bài CEO của Meebo Seth Sternberg viết về các quyết định mà những doanh nhân nhân trẻ cần thực hiện để có thể vững bước điều hành công việc của mình - Ảnh: ST 

“Quả thực tôi chẳng thích làm việc dưới quyền một ai đó. Trong thâm tâm tôi lúc nào cũng trực chờ lập công ty riêng”.
Song, vẫn đề là tôi luôn gặp đủ mọi loại vấn đề, thất bại nối tiếp thất bại. Cũng có lúc muốn bỏ cuộc, tìm một việc làm công ăn lương nhưng những viễn cảnh vĩ đại mà não bộ vẽ ra lại không ngừng thôi thúc tôi tiếp tục. Và để rồi sau cùng, tôi phát hiện hóa ra những vấn đề lớn nhất lại đến từ chính bản thân mình.
Đây sẽ là bài viết đầu tiên trong loạt bài hướng dẫn làm thế nào để từ con số 0 – không đối tác, không đội ngũ, không tiền và không kiến thức về khởi nghiệp – đến tự mình điều hành một doanh nghiệp kinh doanh phát triển. Lời đầu tiên mà tôi cho sẽ là lời khuyên tốt nhất cho các ”nhà khởi nghiệp”: Hãy tìm, gia nhập một đội ngũ sáng lập tài năng với những sản phẩm thực sự tốt. Tiếp đó, hãy lờ đi hết thảy, kể cả lời ”mật ngọt” nếu có từ các Venture Capital (VC), chỉ tập trung xây dựng và phát triển sản phẩm của mình. 
Trong giai đoạn làm startup về sau, có một điều khiến tôi tâm đắc là việc gặp gỡ các người làm business non trẻ để hỗ trợ họ. Khi ấy, 9/10 người sẽ nhờ tôi giới thiệu mình cho các VC. Điều mà họ ít khi để ý, là kể cả khi gọi được vốn, nó hoàn toàn có thể làm họ đi chệch hướng. Vậy nên tôi đã nói với họ thế này:
“Một lúc nào đó, anh chợt nảy ra ý tưởng, 10 người khác cũng có ý tưởng y hệt. Và những ý tưởng hay ho thì thường đắt giá. Cuộc đua ngay khi đó đã bắt đầu rồi bạn ạ. Ai sẽ ra tay trước? Ai là người giỏi nhất? Quả thực, nếu anh định phí phạm 9 tháng để gọi vốn cho ý tưởng của mình, cũng hay. Song chỉ sau 6 tháng tiếp theo, anh sẽ kêu trời khi nhận ra có một kẻ nào đó đã “nẫng tay trên” và cho ra sản phẩm trước rồi. Như vậy, ý tôi là, cứ quên hết tất cả đi, và tạo ra sản phẩm. Ngay lập tức!”
Hiển nhiên, có người sẽ phản ứng: “Tôi cần thuê người giúp xây dựng sản phẩm. Tôi không quen biết nhà phát triển nào. Tôi cần tiền thuê server. Tôi cần phí quảng cáo…”
Vấn đề là: “Ngày nay, nếu bạn và đội của mình không nhanh chóng cho ra một bản thử nghiệm của sản phẩm rồi giao nó cho các tay blogger sử dụng, để họ có cớ mà viết bài, thì hãy cứ liệu chừng để gánh chịu vô vàn khó khăn.” Cần bằng chứng? Hãy nhìn vào những công ty công nghệ nổi tiếng nhất thập kỉ: eBay, YouTube, Sun, Oracle, Apple, Cisco, Facebook, Yahoo!, Google. Giữa tất cả dường như có một số điểm chung: ”Họ đều khởi động trước khi được đầu tư, để làm được điều này họ đều nắm trong tay những founder có trình độ để tạo ra những sản phẩm sơ khai đầu tiên, ngoại trừ eBay với chỉ một founder đơn độc – còn lại đều là công sức của đội ngũ.”

3 bước quan trọng để làm nên một startup từ 2 bàn tay trắng:

Techdaily-Seth-Sternberg-CEO-Meebo-khoi-nghiep-tay-trang
CEO của Meebo Seth Sternberg – Ảnh: Meebo
Đội ngũ sáng lập – Bởi sức một người là không bao giờ đủ. Hoặc hợp tác với những người có kĩ năng phù hợp và cùng tầm nhìn như bạn. Không ít nhóm quả quyết sẽ tạo nên một công ty “tỷ $” [trong lĩnh vực ICT] trong tương lai không xa, nhưng thậm chí không có một ai trong nhóm là dân công nghệ. Khi tôi hỏi họ ai sẽ xây dựng sản phẩm, câu trả lời: “Chúng tôi sẽ nhờ người”, hoặc “Sẽ dùng nhân lực ngoài”. Có thể hơi phũ phàng, nhưng mỗi lần nghe câu trả lời như vậy, tôi cầm chắc dự án của họ đã tiêu tùng dù chưa hề bắt đầu.
Một tổ hợp hoàn hảo theo tôi đó là: Một kĩ thuật viên yêu nghề với tâm huyết dành trọn cho thiết kế, một kĩ thuật viên khác luôn đảm bảo hiệu quả đạt mức tối đa. Ở Meeboo, tôi có cơ may được làm việc cùng Elaine và Sandy. Elaine là lập trình viên JavaScript có mắt thẩm mỹ tuyệt vời còn Sandy thì không chê vào đâu được về hiệu suất. Cùng nhau, họ đã tạo ra Meebo sơ khai. Tiếp đó, nếu bạn có thêm người đồng hành là một nhà kinh doanh thì tốt. Thành thực mà nói thì vai trò của tôi tại Meebo trước khi ra mắt chỉ có: 1, giúp mọi người liên kết cùng nhau và 2, đề nghị “cái nút này nằm ở chỗ kia thì trông hay hơn”. Sau khi ra mắt, nếu đã giành được sự chú ý thì vai trò của nhà kinh doanh sẽ phát huy mạnh – đảm nhiệm gặp gỡ, liên kết, giao dịch trong khi đội ngũ kĩ thuật cải thiện sản phẩm.
Thứ nhì, như đã nói, quên đi mọi cám dỗ và thật nhanh trình làng sản phẩm. Không văn phòng, không hệ thống điện thoại, không thuê người, không dư luận, không gây quỹ cũng như tìm kiếm hợp tác (mà lúc ấy thì ai dám hợp tác cùng bạn cơ chứ?). Giá trị khởi đầu của công ty bạn sẽ phụ thuộc 99% vào sự thành hay bại của sản phẩm lúc này. Nếu không ai dùng sản phẩm, giá trị của bạn là 0. Cũng theo kinh nghiệm của nhiều người, gọi vốn đầu tư sẽ không giúp bạn lôi kéo sự chú ý. Vậy nên hãy cứ cho sản phẩm “ra lò”, đưa tới tay bạn bè, người quen trước tiên. Dùng URL gây shock kiểu: http://www.mygreatstartup.com/shhh.html. Sau đó, khi đã sửa lại một vài lỗi và bổ sung các tính năng như yêu cầu của người dùng thì hãy chính thức ra mắt. Nhớ lấy: Hãy suy nghĩ đơn giản. Sản phẩm đầu tiên là bạn tạo ra cho chính mình, bạn không thể biết được khách hàng sẽ cần gì, hay những gì mà mọi người đều muốn (trừ khi bạn là một Steve Jobs thứ 2). Hãy khởi đầu nhanh chóng và nhẹ nhàng, lắng nghe phản hồi từ khách hàng – đừng bao giờ quên hỏi phản hồi. Cũng nhớ lấy, một khi TechCrunch hay GigaOm viết bài về bạn, hãy chuẩn bị tinh thần bị đổ bộ ồ ạt vào trang web của mình. Hãy tranh thủ cơ hội để không ngừng cải thiện.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy tìm cho mình một người hướng dẫn (mentor) tốt. Giá như từng có ai đó nói với tôi rằng “gia nhập một đội ngũ giỏi, tập trung cho sản phẩm và quên hết mọi thứ khác đi.”, thì hẳn tôi đã đỡ tốn thêm bao công sức. Một mentor tốt là người có kinh nghiệm ra vào trong giới startup – tức có kinh nghiệm thực tế về nền tảng của startup. Bạn cũng không cần nhiều người hướng dẫn, khởi đầu với 1 hoặc 2 là đủ. Mỗi khi công ty của tôi có dấu hiệu đi sai đường, họ luôn đặt câu hỏi như “Làm thế có giúp sản phẩm ra mắt sớm hơn?”. Hãy tin tôi, một khi ra mắt và được chú ý, công ty bạn sẽ không thiếu mentor, đối tác, VC hay như rất nhiều thứ các thứ bạn [ở giai đoạn khởi đầu] đang cần tìm đến.
Tôi hi vọng bài viết này sẽ phần nào có tác dụng đối với các bạn đang làm việc với startup. Trong các bài viết sau tôi sẽ đi sâu hơn vào chi tiết cụ thể như thuê người, gây quỹ đầu tư, các loại ý tưởng có tiềm năng cao, tìm kiếm người đồng sáng lập …
Bài viết của Seth Sternberg– CEO của Meebo. Đây là khởi đầu của loạt bài anh viết về các quyết định mà những doanh nhân nhân trẻ cần thực hiện để có thể vững bước điều hành công việc của mình.

Startup: Phải có lợi thế cạnh tranh ‘không thể sao chép’!*


Startup: Phải có lợi thế cạnh tranh ‘không thể sao chép’!*



Nghĩ thử mà xem: Tại sao khách hàng trả tiền để mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn? Điều gì khiến chúng khác biệt và tốt hơn thứ mà đối thủ của bạn cung cấp?
Nếu một khách hàng tiềm năng tới hỏi bạn:
Tại sao tôi chọn anh mà không phải những đối thủ còn lại?
Liệu bạn có thể cho họ một câu trả lời chính xác, hay sẽ ấp úng?
Trong tựa sách Good Strategy Bad Strategy, tác giả Richard Rumelt đã nói rằng một trong những nhân tố quan trọng của một chiến lược tốt, là đảm bảo đối thủ khó có thể sao chép được lợi thế cạnh tranh của bạn.
Và đó sẽ là chủ đề của toàn bài hôm nay – phẩm chất khiến doanh nghiệp của bạn nổi bật hẳn so với đối thủ. Nhân tố này còn có tên gọi khác là đặc tính giá trị độc nhất (Unique  Value Proposition – UVP).
Nếu muốn được nhà đầu tư bỏ tiền, bạn phải có được một UVP  không thể bị sao chép.Thật vậy, trong quá trình xét tuyển cho Y Combinator, một câu hỏi thường trực là:
Lí do gì khiến ý tưởng này khó bị sao chép?
Dưới đây chúng ta sẽ bàn về UVP của bạn, và lí do khiến việc sở hữu lợi thế cạnh tranh lớn giúp sản phẩm của bạn dễ bán hơn nhiều:

Biến loại hình kinh doanh của bạn thành độc nhất – Một vài ví dụ

Rất nhiều công ty hàng đầu hiện nay khởi sự với một sản phẩm khó bị sao chép ngay từ bản chất. Dưới đây là sáu ví dụ về những công ty này và các sản phẩm hay dịch vụ tương ứng:

Netflix

Netfilx
Giao diện của Netflix trên Windows 8
Một trong những bất lợi lớn của những cửa hàng cho thuê phim ảnh là họ chỉ cung cấp những tựa phim mới. Khách hàng sẽ phải tốn nhiều công sức mới tìm được một bộ phim ra đời từ 10 năm trước. Vì thế họ rất bất ngờ khi nghe tới Netflix – một hệ thống cho bạn thuê bất kỳ bộ phim nào muốn qua đường….gửi thư. Một thư viện phim ảnh không lồ chính là lợi thế lớn nhất của họ. Điều đó cũng khiến các kẻ muốn xâm nhập thị trường nhưng không có đủ nguồn lực tài chính phải nghĩ lại. Không chỉ vậy, vài năm sau, việc sao chép hệ thống của Netflix là phạm pháp vì họ đã đăng kí bản quyền cho nó.
Ngày nay, hệ thống cho thuê DVD qua đường thư tín của Netflix không gặp phải đối thủ nào đáng kể, và có tới 8,470,000 người dùng, cho doanh thu khoảng 271 triệu USD vào quý 3 năm 2012, và giá trị của Netflix đạt gần 4 tỷ USD.

Apple

iPod là thứ đưa Apple tới bước ngoặt của mình. Sự lột xác của iPod đưa sản phẩm này trở thành máy nghe nhạc portable bán chạy nhất thị trường. Kể từ lần ra mắt đầu tiên, Apple đã khiến những kẻ muốn bám đuổi phải vò đầu bứt tai. Đây là một vài tính năng nổi bật của sản phẩm này:
Apple's logo
  • Bộ nhớ lớn hơn – Vào năm 2001, mẫu iPod đầu tiên ra đời và có bộ nhớ 5GB. Giá thành lúc đó là 399USD, rẻ hơn mọi máy MP3 cùng dung lượng. Điều này giúp cán cân nghiêng về phía Apple. Và iPod là lựa chọn đầu tiên nếu người dùng muốn mua máy nghe nhạc, bởi họ không còn phải mang theo người một tập đĩa CD và máy nghe nhạc nữa.
  • Thiết kế đẹp nhất – Trước khi mua iPod, tôi có một chiếc Creative Zen. Dù máy Zen có nhiều tính năng hơn, nhưng trông nó thật kém cỏi khi đứng cạnh một chiếc iPod. Lớp vỏ tuyệt đẹp, thiết kế rất cảm quan nhưng đơn giản. Mỗi khi cầm một chiếc iPod lên, tôi không khỏi ngỡ ngàng. Và ngay khi gặp nhiều rắc rối với Zen, tôi lập tức mua một chiếc iPod và không bao giờ thấy hối tiếc. Phong cách thiết kế của iPod đã đặt chuẩn cho các thiết bị khác của Apple cho tới ngày nay.
  • iTunes – Rất nhiều công ty bỏ qua một khía cạnh trong sản phẩm của họ, đó là phần mềm đi kèm. Apple thì không, và iPod đã được song hành với một phần mềm tuyệt vời. Dù iTunes hơi ngốn tài nguyên trên hệ điều hành Windows, nó vẫn gần như là sự lựa chọn tốt nhất. Người dùng có thể đồng bộ hóa và mua các bài hát, hay tải các podcast từ iTunes store. Và như thế, họ bị cuốn vào hệ sinh thái của Apple và liên tục trả tiền cho công ty này mỗi khi mua một bài hát.

Wal-Mart

Sam Walton đã thay đổi những quan niệm cũ về một cửa hàng. Trước kia, mọi người cho rằng một cửa hàng phải tự thân vận động. Walton đã thay đổi điều đó và đem đến cái mà ngày nay chúng ta gọi là hệ thống quản lý chuỗi cung ứng.
Wal-Mart
Nhờ có hệ thống của Walton, những cửa hàng đã có thể kinh doanh có lãi tại những thị trấn nhỏ. Điều này là nhờ vào Wal-Mart đã đặt hàng và trữ hàng tại những nơi tiện trung chuyển. Từ đó, các cửa hàng có thể nhập những mặt hàng thiết yếu về. Nhờ vậy, khách hàng có thể biết được những sản phẩm gì sẽ có mặt tại các đại lý của Wal-Mart.
Trong khi Wal-Mart đang ngày càng phát triển, K-Mart thì dậm chân tại chỗ và để Wal-Mart vượt mặt. Hệ thống của Walton đã khiến các đối thủ phải chùn bước. Nhiều năm sau, các công ty khác đã bắt kịp và áp dụng hệ thống của Walton. Nhưng lúc ấy, Wal-Mart đã có chỗ đứng vững chắc trong ngành bán lẻ.
Nếu muốn biết thêm, mời độc giả tìm đọc tựa sách này của Rumelt.

Dropbox

Khi mới ra mắt, Dropbox là một trong số những cổng lưu trữ cho người dùng bằng điện toán đám mây có mặt từ sớm. Khi ấy, dịch vụ này rất dễ dùng và chạy được trên nhiều hệ điều hành. Giờ đây, Dropbox đã hỗ trợ thêm Linux. Rất nhiều công ty cho rằng việc hỗ trợ những hệ điều hành nhỏ như Linux là một khoản đầu tư tồi.
Dropbox
Trong nhiều năm, Dropbox đã gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh, nhưng chưa có ai vượt qua được tính đơn giản và đa nền của dịch vụ này.
Chưa một đối thủ nào khiến người dùng phải nghĩ về việc rời bỏ Dropbox. Tại sao vây? Vì Dropbox không hề có nhược điểm. Có nhiều dịch vụ cung cấp kho lưu trữ lớn hơn, nhưng rốt cuộc khách hàng lại coi trọng tính năng hơn là lưu trữ.
Chính nhờ sự đơn giản và việc không hỗ trợ những tính năng cao cấp đã giúp Dropbox tập trung vào cốt lõi của mình và loại bỏ mọi bất lợi cho phía người dùng.
Tính giản đơn là một lợi thế cạnh tranh. Đừng để câu nói này đánh lừa bạn; vì để tạo ra một sản phẩm đơn giản là rất khó. Nhồi nhét nhiều tính năng vào và hi vọng người tiêu dùng sẽ chấp nhận thì dễ thôi. Nhưng đó không phải là cách tốt nhất. Những công nghệ và sản phầm tốt nhất loại bỏ mọi yếu tố dư thừa và chỉ chào đón những gì cần thiết. Dropbox đã làm được điều này, còn những đối thủ của họ thì không. Và đó là lí do khiến sản phẩm của họ khó lòng bị đánh bại.

Tesla

Elon Musk và Tesla Motors đã xua tan những lời đồn rằng xe chạy điện hẳn phải rất xấu và chậm chạp.
Trong thị trường xe thể thao chạy điện, họ chưa có đối thủ nào đáng gờm. Điển hình như Fisker Automobile, qua các vụ lùm xùm trước đây về chất lượng của các mẫu xe.
Tesla Motors
Nhưng Tesla đang chuẩn bị để xây dựng thế lực của mình trong thị trường kinh doanh ô tô. Các mẫu xe của hãng này hiện đang được nhắm tới những người giàu có; nhưng nếu họ nâng cấp dây chuyền sản xuất và giảm giá thành, đồng thời cho thuê xe, Tesla có thể mở rộng nguồn khách hàng một cách nhanh chóng.
Do đâu mà Tesla khó bị sao chép, và họ làm gì để duy trì điều này?
  • Những mẫu xe chạy điện đầu tiên của họ chính là tương lai, và chúng là thứ duy nhất Tesla sản xuất. Dù xe chạy điện vẫn còn nhiều điều để nghiên cứu và cải tiến, Tesla đã đi trước các đối thủ của mình nhiều năm. Tuy không có nguồn lực tài chính như BMW, nhưng họ có những hiểu biết về xe chạy điện thông qua các lần R&D và công bố sản phẩm. Họ đang dần xây dựng tên tuổi cho chính mình trong khi thị trường xe chạy điện vẫn còn non trẻ.
  • Các trạm sạc điện Tesla – Đây là một nước đi rất quan trọng. Bằng việc xây dựng các trạm sạc này, họ sẽ dẫn trước mọi đối thủ của mình, đồng thời giúp những người có ý định mua xe chạy điện trút được một nỗi lo lớn.
  • Những mẫu xe chạy điện là thứ duy nhất Tesla cung cấp, còn những hãng ô tô khác chủ yếu sản xuất xe chạy gas. Nhờ tập trung vào một mặt hàng duy nhất, mọi nhân viên của Tesla đều đang trở thành những chuyên gia trong thị trường ô tô chạy điện.

Các gợi ý để bạn áp dụng vào doanh nghiệp mình

Sau khi đã điểm qua các ví dụ về mức độ thành công trong việc khác biệt hóa của các công ty, giờ là lúc chúng ta nói về bạn và công ty của bạn. Làm thế nào để thiết lập những giá trị độc đáo đồng thời khó có thể bị sao chép?
Đây là một vài ý tưởng:

Đối tác

Vào đầu năm 2009, nếu có người tới gặp bạn và nói:.
Chúng tôi sẽ thành lập một dịch vụ lữu trữ hình ành.
What would your response have been? You would have been like most people if you had said something like:
Bạn sẽ phản ứng thế nào? Hầu hết mọi người đều trả lời như sau:.
Thật điên rồ. Giờ có đến hàng nghìn dịch vụ lưu trữ hình ảnh trên mạng. Dịch vụ của anh không thể nào có tính năng gì độc đáo hơn được. Thị trường này giờ đã quá đông đúc và người mới không có chỗ chen chân đâu.
Giả như, những người này bỏ ngoài tai lời của bạn và quyết định bắt tay vào lại. Ba năm rưỡi sau họ quay lại gặp bạn và nói:
Mỗi tháng, chúng tôi có 60 triệu hình ảnh được đăng lên, và ngốn hơn 5 petabyte ( bằng 1024 terabyte). Chúng tôi đang ăn nên làm ra.
Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ và hỏi:
Các anh làm thế nào vậy?
Đáp:
Chúng tôi cộng tác với Reddit và trở thành công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ ảnh cho họ.
Đó là câu chuyện thành công của Imgur.
Qua trường hợp của Imgur và Reddit, ta có thể thấy quan hệ đối tác rất có lợi.
Nhưng đừng ngộ nhận và nghĩ rằng chỉ bằng quan hệ đối tác, bạn có thể khiến công ty mình thành công. Sản phẩm của bạn phải tốt. Nếu Imgur ngập tràn quảng cáo, chậm như rùa và mắc nhiều khuyến điểm, thì họ chẳng thể có được ngày hôm nay.
Vậy Imgur có những đặc tính mà các đối thủ không thể sao chép. Nhờ có đối tác, bạn có thể đem thương hiệu của mình tới những khách hàng thậm chí chưa từng biết tới thương hiệu ấy. Họ còn cho phép mọi người dùng thử sản phẩm của bạn kèm với sản phẩm của đối tác.
Có công ty nào trên thị trường có thể sinh lời từ dịch vụ của bạn không? Hãy luôn nhớ rằng quan hệ đối tác hiệu quả nhất khi đôi bên cùng có lợi. Và đừng quên, đây có thể là con dao hai lưỡi.

Chắc chắn rằng người dùng muốn những tính năng độc đáo của bạn

Giả dụ bạn không thích Facebook. Bạn cho rằng thiết kế của nó rất tồi và có vấn đề lớn về bảo mật.
Bạn quyết định xây dựng một mạng xã hội mới. Bạn đầu tư vài nghìn USD và thiết kế nó theo đúng ý mình – với mọi tính năng bạn muốn và chính sách bảo mật của bạn. Bạn mời bạn bè dùng thử và họ đều khen ngợi.
3 tháng sau, bạn có 2 thành viên mới và bạn của bạn chưa dùng dịch vụ này được vài tuần rồi. Rõ ràng mọi chuyện không suôn sẻ.
Bạn tự hỏi:
Tại sao? Giao diện này tốt hơn Facebook nhiều và chúng ta không theo dõi người dùng như Facebook làm. Mình yêu sản phẩm này, tại sao mọi người lại không?
Câu trả lời:
Không ai quan tâm hay mong muốn những tính năng khác biệt đó. 
Khi bạn khởi nghiệp và đưa vào những ý tưởng khác lạ, bạn phải chắc rằng đó là điều mọi người muốn. Có quá nhiều ý tưởng kinh doanh thất bại vì chúng bao gồm các tính năng phục vụ nhu cầu của nhà sáng lập, và họ lại không nghiên cứu liệu người tiêu dùng có giống như họ khộng.
Làm sao để đảm bảo bạn đang xây dựng thứ mọi người muốn? Đây là một vài gợi ý:
  1. Khảo sát những người có thể là khách hàng/người tiêu dùng tiềm năng.
  2. Lập một trang web dự án, nói về UVP của bạn. Hãy đề nghị những người ghé qua để lại email nhằm tiện cho việc mời dùng thử sau này. Nếu không nhận được nhiều hồi đáp thì đừng làm.
  3. Tìm hiểu liệu trước đây có ai từng có ý tưởng giống như thứ bạn làm chưa.
  4. Xem xét những vấn đề mà mọi người không hài lòng về ý tưởng của bạn. Hãy cân nhắc xem giải pháp của mình có hợp lý không.
Một khi xây dựng được thứ mọi người muốn, bạn sẽ thấy sản phẩm của mình dễ bán hơn nhiều.

Tính tập trung (Focus)

Đây là một bài toán khó. Một công ty nếu muốn tách khỏi sản phẩm chính của mình và sản xuất một thứ mới thì rất dễ. Và dường như Google đã đánh focus của mình:
Đặc biệt, với một startup thì focus chính là chiếc chìa khóa thành công. Như Apple đấy, họ có thể cho ra đời những sản phẩm tuyệt vời. Nhờ chiến lược tập trung mà họ sở hữu một số ít những sản phẩm có chất lượng hàng đầu.
Dường như CEO mới của Ford, ông Alan Mulally cũng tin vào chiến lược này. Khi đảm nhiệm vị trí CEO, ông thấy Ford chưa có đủ focus:
You just can’t be world class on 97 different things. (Tạm dịch: Không ai có thể đạt  đẳng cấp thế giới trên 97 sản phẩm được)
Vì thế ông đã bán đi rất nhiều tài sản của công ty và đóng cửa thương hiệu Mecury. Ngày nay, Ford khác hoàn toàn với Ford 5 năm trước.
Trong một startup, focus có thể còn cấp thiết hơn nữa. Nói thế này nghe có vẻ bùi tai:
Tại sao không tạo ra một sản phẩm để bán kèm với những thứ ta hiện có? Như thế ta có thêm được nguồn thu nhập mới, và nếu nó không thành công thì ngừng lúc nào chả được.
Vấn đề ở đây là nguồn lực của một startup thì có hạn. Từng giây và từng đồng bạn bỏ ra cho một dự án khác sẽ khiến tính tập trung vào sản phẩm chính của bạn không còn.
Nhưng chỉ “tập trung vào sản phẩm” chung chung thôi là không đủ. Bạn cần phải tập trung vào một thứ cụ thể trong sản phẩm của mình, nhờ mọi người trong nhóm giúp đỡ, thu nhận đầu vào (?????) từ khách hàng và bắt đầu. Cứ mỗi lúc hoàn thiện từng chút một, và sản phẩm của bạn sẽ tốt hơn.
Vậy chiến lược focus giúp bạn khác biệt như thế nào? Vì bạn tập trung vào một thứ, nên bạng đang bỏ công sức vào ý tưởng độc đáo của riêng mình, và bạn là người giỏi nhất trên thế giới trong lĩnh vực này. Bạn đang học hỏi từng ngày và dần thành thạo những gì mình giỏi nhất. Không gì thay thế được sở trường đó.
Dưới đây là lời nhắn nhủ của tôi:
“Nếu không có lợi thế cạnh tranh, thì đừng cạnh tranh” — Jack Welch

Theo Westart.vn

17/1/13

NGHỆ THUẬT NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG







Tại Hà Nội:
Thời gian: 18h30 – 20h30 Thứ 4, Ngày 23/01/2012
Địa điểm: Phòng 207, B5, Đại học Thủy Lợi

Bạn thân mến,
Bạn muốn tự tin thể hiện tài năng của bản thân mình?

Bạn muốn thuyết phục được tất cả mọi người xung quanh bằng những lý lẽ và lập   luận sắc bén?

Bạn muốn trở thành một người đáng tin tưởng qua cách làm chủ ngôn từ chắc chắn, điêu luyện và lưu loát?

Bạn muốn được lắng nghe mỗi khi cất tiếng, và tạo được sức hút mạnh mẽ trong mỗi bài nói chuyện của mình?

Bạn muốn truyền cảm hứng tới mọi người xung quanh để được ủng hộ, giúp đỡ và hỗ trợ bạn thực hiện được ước mơ và hoài bão lớn lao?

Bạn muốn được trao tay những cơ hội tốt đẹp có thể sẽ thay đổi sự nghiệp học tập hay cuộc đời chính bạn? Và bạn phải trở thành ứng viên sáng giá nhất bằng cách hãy là người có khả năng thuyết trình xuất sắc nhất về giá trị của bản thân mình!

Bạn muốn xây dựng hình ảnh một sinh viên tích cực, năng động và sẵn sàng nắm bắt mọi cơ hội với tâm thế dám dẫn đầu trên con đường đi tới Thành Công?

Đó là lý do tại sao bạn cần tham dự chương trình
NGHỆ THUẬT NÓI TRƯỚC CÔNG CHÚNG
ngay từ ngày hôm nay!

Phân tích tâm lý thính giả và theo thính giả suốt bài trình bày:
• Các yếu tố để phân tích thính giả
• Các đặc điểm chung của người nghe ngày nay

Cách soạn một bài trình bày thuyết phục:
• Các bước soạn một bài trình bày hiệu quả
• Chọn kiểu cấu trúc bài trình bày thuyết phục

Chuẩn bị tâm lý:
• Kiểm soát nỗi sợ
• Làm gì với đôi tay?
• Di chuyển trên sân khấu
• Làm sao để mọi người không chán mình?

Kỹ thuật trình bày:
•Nguyên tắc ấn tượng đầu tiên
• Các câu hỏi "làm nóng" người nghe
• Phương pháp lôi cuốn người nghe ngay từ đầu
• Cách hồi đáp với người nghe

Tuyệt chiêu để tạo hưng phấn và truyền cảm hứng:
• Tạo hình ảnh vầ phong cách riêng
• Truyền thông khơi khát vọng
• Truyền nhiệt thuyết và hào hứng vào bài giảng
• Âm nhạc, hình ảnh và video clip tạo hiệu ứng trực quan
• Cách khơi gợi cho mọi người tham gia các hoạt động

Điệu nghệ trong giọng nói và ngôn ngữ cơ thể:
• Làm chủ giọng nói
• Biến thể giọng nói: sử dụng cường độ, nhịp điệu, trường
độ, tông điệu
• Tạo ấn tượng và nhấn mạnh bằng ngôn ngữ cơ thể
• Cứ để mọi thứ tự nhiên


Sau khi tham dự chương trình, bạn sẽ nắm được:

Vượt qua sự sợ hãi vốn có trước khi trình bày.
Biết cách chuẩn bị một bài trình bày chặt chẽ có sức thuyết phục, tạo được ấn tượng cho người nghe.
Biết cách thu hút và lôi cuốn sự chú ý của người nghe trong lúc trình bày.
Lên kế hoạch rèn luyện những mặt còn yếu trong kỹ năng thuyết trình.

GIÁ VÉ: 50.000 VNĐ

ĐẶC BIỆT: S-WAY tài trợ 100% chi phí cho 20 bạn đầu tiên đăng ký tham gia chương trình.

Đây là chương trình đặc biệt nằm trong dự án hỗ trợ phát triển kỹ năng thuyết trình dành cho Sinh Viên Việt Nam do Công ty cổ phần S-WAY VIỆT NAM phối hợp với các tổ chức, cá nhân tâm huyết thực hiện

Trong cuộc sống, có rất nhiều cơ hội xung quanh bạn! Điều quan trọng là bạn có đủ khát khao để tìm kiếm, có đủ nhiệt huyết để nắm bắt, có đủ khả năng để biến nó thành giá trị cho bản thân mình hay không mà thôi. Hãy đến, lắng nghe, trao đổi và chia sẻ. Đến, thay đổi, và thành công cũng những chuyên gia huấn luyện hàng đầu!

Diễn Giả:

Chuyên gia huấn luyện Thái Thị Thúy Hằng:


Chị là giảng viên cao cấp và là chuyên gia huấn luyện về lĩnh vực Phát triển con người!
Hiện chị là Phó giám đốc đào tạo Công ty cổ phần S-WAY VIỆT NAM – Công ty đào tạo và phát triển con người hàng đầu Việt Nam. Đồng thời, chị cũng đang giữ chức vụ Giám đốc Dự án phát triển giảng viên nguồn (Train The Trainer) nhằm cung cấp các huấn luyện viên, giảng viên đào tạo chuyên nghiệp cho các tổ chức, doanh nghiệp, và trường học trên toàn quốc!
Chị đã tham gia huấn luyện và đào tạo cho hàng trăm doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam như:
Công ty Thông tin Di động Việt Nam VMS (MobiFone), Công ty Bảo hiểm Quốc tế Mỹ - AIA, Công ty Goko Spring Việt Nam, Công ty CP Chứng khoán ALPHA, Sở Nội vụ Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,Tổng cục Hải quan,Làng trẻ SOS Việt Nam, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank,Trung tâm Tư vấn Thiết kế sông Đà – Someco, Bệnh viện K TW, Bách khoa Apptech,Trung tâm Blan,Khoa hợp tác và đào tạo Quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân,Trường Trung học kỹ thuật tin học ESTIH,...


Ngoài ra chị còn tham gia huấn luyện cho hàng nghìn sinh viên mỗi năm tại các trường đại học như:
 Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Khoa Đào tạo và hợp tác quốc tế - Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại Hà Nội ,Học viện Tài chính Việt Nam, Đại học Công đoàn, Đại học Bách Khoa, Đại Học Luật Hà Nội, Đại Học Thủy Lợi,...
Hiện chị được xem là chuyên gia huấn luyện hàng đầu về kỹ năng thuyết trình, trình bày, giao tiếp, tư duy tích cực tại Việt Nam!

MỌI THÔNG TIN LIÊN HỆ:


CÔNG TY CỔ PHẦN S-WAY VIỆT NAM
HOTLINE: 0975 347 875 - ĐT: 04 6680 9281 - Fax : 04 3568 3950
Văn phòng giao dịch: 55/164 Vương Thừa Vũ - Q. Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng đào tạo 1: Số 82 Vương Thừa Vũ - Q. Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng đào tạo 2: Số 102 Nguỵ Như Kon Tum - Q. Thanh Xuân - Hà Nội

16/1/13

Soạn bài thuyết trình: Bản nháp đầu tiên


 



Tuy là “dân nói”, nhưng có lúc bạn phải viết, nhất là khi phải soạn ra giấy bài thuyết trình của mình. Và đương nhiên lúc này bạn sẽ gặp những chướng ngại của dân viết lách.



Làm sao viết bản nháp đầu tiên cho bài thuyết trình?

Trước tiên, phải thấy hai nguyên do gây cản trở mà dân viết thường gặp nhất, trong bối cảnh viết soạn bài thuyết trình:
1. Thiếu định hướng: bạn thiếu rõ ràng về điều bạn muốn nói.
2. Thừa cái Tôi: bạn nghĩ rằng bản viết đầu tiên phải là một bản viết hoàn hảo, không có gì sai sót.
Nguyên nhân đầu – thiếu định hướng – thì dễ giải quyết nếu bạn làm theo các gợi ý hướng dẫn trong loạt bài viết này. Các bài viết trước đã bàn về cách chọn đề tài và thông điệp cốt lõi qua việc phân tích người nghe, cũng như về cách lập dàn ý. Có thông điệp cốt lõi làm đích nhắm, có dàn ý làm bản vẽ, thì việc viết bản nháp đầu tiên không có gì là khó bởi vì bạn đã có rõ định hướng, biết phải nhắm đến đâu rồi.
Nguyên nhân sau – thừa cái Tôi – rất dễ thấy: viết xong một câu là bạn ngồi chỉnh sửa ngay, hy vọng đến lúc viết xong thì bạn sẽ có một văn bản hoàn chỉnh, không cần phải coi lại thêm. Điều này sẽ làm bạn rất mất thì giờ và khó lòng nào hoàn thành được bản nháp của mình.
Bạn phải biết rằng đây chỉ là bản nháp đầu tiên – nên nó không cần phải hoàn hảo. Có lẽ bạn sẽ thấy ghét một số chi tiết mình viết ra. Nhưng tôi khuyên bạn nên để dành cái ghét đó cho đến lúc biên tập lại. Mục tiêu của bạn trong công đoạn này là phác thảo các quan điểm và lý lẽ chính yếu, chưa phải lúc trau chuốt cầu kỳ.

Mẹo viết bản nháp đầu tiên

Với cá nhân tôi, công đoạn này thường là phần “đau đớn” nhất trong bước đường chuẩn bị bài thuyết trình. Nhưng qua kinh nghiệm, tôi có vài mẹo sau đây giúp bạn giải quyết được cái khổ sở ấy:
Đặt ra một thời hạn: Nếu bạn đã nắm thông điệp cốt lõi và có một dàn ý, thì không có lý do gì bạn không thể cho ra một bản nháp, dù là thô thiển đến mấy, trong một khoảng thời gian không lâu. Thời hạn là một yếu tố động viên thần kỳ.
Viết ra dưới hình thức các gạch đầu dòng: Viết thành câu những gì cần diễn đạt, nếu bạn có thể làm ngay. Nhưng lúc này, chuyện viết câu chưa quan trọng; bạn chỉ cần gạch đầu dòng các từ khóa hay cụm từ chính thôi.
Không cần phải theo trình tự: Thường thì nhiều người ngồi vô viết không ra phần mở đầu thì bắt đầu nản và muốn bỏ cuộc. Nếu gặp trường hợp đó, bạn cứ tạm bỏ qua phần mở hay những chỗ chưa tìm ra ý. Cứ gạch đầu dòng những ý nảy ra trong đầu, chưa cần phải theo trình tự từ trên xuống dưới.
Đừng lo lắng về độ lưu loát và các chỗ chuyển ý: Nếu bản nháp đầu tiên không trôi chảy từ đầu đến cuối, bạn cũng đừng lo lắng. Chuyện này có thể sửa lại sau. Thường thì trong bản nháp đầu tiên của mình, tôi thường để lại các ghi chú chữ đỏ chẳng hạn như “Chỗ này cần câu chuyển ý để qua ý sau
Đừng lo lắng về câu chữ: Chỉ cần gạch đầu dòng các ý tưởng thôi, dùng bất cứ chữ gì xuất hiện đầu tiên trong đầu bạn. Bạn có thể chọn thay từ ngữ, câu cú vào lúc biên tập lại.
Đừng lo lắng về độ dài: Chẳng có chuyện gì phải lo nếu như bản nháp đầu tiên của bạn trông dài thườn thượt. (Mà nếu lỡ nó có quá ngắn thì cũng không sao cả, mặc dù ít ai rơi vào trường hợp này). Đây là vấn đề ta sẽ giải quyết ở khâu biên tập.
Nếu bạn muốn rèn luyện thêm nhiều chi tiết khác, hãy tham dự khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu.

10/1/13

S-WAY đồng hành cùng cuộc thi Tìm kiếm tài năng thuyết trình WRU




Những nhà thuyết trình tài năng đến từ các trường đại học trên địa bàn Hà Nội đã quy tụ về Đại học Thủy lợi vào tháng 12 vừa qua để tham dự cuộc thi “Tìm kiếm tài năng thuyết trình ĐH Thuỷ Lợi 2012”. Các thí sinh đã toả sáng và chinh phục trái tim hàng nghìn khán giả. Đồng hành cùng cuộc thi, Công ty cổ phần S-Way Việt Nam không chỉ tài trợ về mặt tổ chức, tài chính mà còn cử Giảng viên đến đào tạo kỹ năng thuyết trìnhchuyên nghiệp cho các thí sinh để họ tự tin, vững vàng khẳng định tài năng ở đêm chung kết.


Nhằm thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của Kỹ năng thuyết trình và tạo một sân chơi bổ ích cho sinh viên, Đoàn TNCS HCM trường Đại học Thuỷ Lợi cùng các câu lạc bộ trong trường đã kết hợp với Công ty Cổ phần S-Way Việt Nam tổ chức cuộc thi “Tìm kiếm tài năng thuyết trình Đại học Thuỷ Lợi 2012”. Cuộc thi diễn ra sôi nổi, nhận được nhiều hồ sơ dự thi từ sinh viên các trường đại học như Đại học Thuỷ Lợi, Đại học Thương Mại, Đại học Công đoàn…
Các thí sinh tranh tài quyết liệt ở vòng loại của cuộc thi diễn ra ngày 12/12/2012 và 9 thí sinh xuất sắc nhất đã được lọt vào vòng chung kết. Các thí sinh lọt vào vòng chung kết đã được các giảng viên đến từ Công ty cổ phần S-Way Việt Nam tư vấn, đào tạo cả về tâm lý và kỹ năng. Sau một tuần tập luyện, các bạn đã có một bước nhảy vượt bậc, tự tin toả sáng và thực sự ấn tượng trong đêm chung kết diễn ra tối ngày 20/12 tại hội trường T45 Trường Đại học Thuỷ Lợi.
Với giọng nói ấm áp, truyền cảm, lôi cuốn cùng khả năng đối đáp tự tin, sinh viên Nguyễn Hồng Nhung đến từ trường Đại học Thuỷ Lợi đã chiếm được cảm tình của BGK và khán giả ngay từ phần thi đầu tiên. Tất cả khán giả đều bị thuyết phục bởi trí thông minh, tài ứng xử của Nguyễn Hồng Nhung và chúc mừng bạn dành giải nhất cuộc thi.
Được tổ chức lần đầu tiên tại Đại học Thuỷ Lợi, cuộc thi là sự kiện có sức hút và lan tỏa rất lớn trong phong trào sinh viên, giành được sự quan tâm đặc biệt của khán giả. Các bạn sẽ còn nhiều cơ hội để hoàn thiện kỹ năng của mình, trải nghiệm những khóa đào tạo chuyên nghiệp của Công ty Cổ phần S-Way Việt Nam, cùng S-WAY ươm mầm những tài năng thuyết trình trẻ!