6/8/14

Hành trình từ “gẫ câm” trở thành diễn giả (Kỳ 2)


Một người không dám nói lên suy nghĩ, chính kiến của mình -> Người đó là “gã câm” về bản lĩnh.
Một người tự ti, luôn sợ những điều mình nói ra bị “vùi dập” -> Người đó là “gã câm” về  sự tự tin.
(Mà không tự tin thì cuộc sống sẽ rất khổ sở các bạn ạ.)
Một người nghĩ rằng không có gì để chia sẻ, để nói với người khác, luôn co rúm mình lại -> Người đó là “gã câm” về kiến thức.
Một người muốn chia sẻ với người thân, đồng nghiệp, đồng loại nhưng không biết cách thể hiện -> Người đó là “gã câm” về cảm xúc.
Một người có khả năng nhưng không thể thuyết phúc được nhà tuyển dụng, cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng,…về giá trị của mình -> Người đó là “gã câm” trước các cơ hội.
Một người hiếm khi dùng cơ thể của mình trong giao tiếp, trình bày -> Đích thị người đó là “gã câm” về ngôn ngữ cơ thể.

Như trong bài viết đầu tiên, tôi đã nhắc đến khái niệm “gã câm” trong giao tiếp, trình bày.
Và có nhiều bạn đồng tình, chính xác hơn là đồng cảm với khái niệm không chính thức này.
Song tôi tự thấy cần nói lại, nói thêm cho rõ.

Bạn thấy không?
“Gã câm” là người không thể hiện được trọn vẹn thông điệp của chính mình đến người khác, và hậu quả thì bạn rất dễ dàng nhận ra…từ chính mình.
Với định nghĩa thực tế đến đau đớn trên, bạn hãy đối chiếu với bản thân mình, và hãy thành thực trả lời xem mình đã từng/có phải là một “gã câm” tại thời điểm nào đó chưa?
Hãy thành thật, dung cảm, và đối mặt như tôi, “gã câm” 18 năm chìm trong bóng tối, để tới đây, chúng ta sẽ nắm tay nhau bước ra ánh sáng.
Tin tôi đi, tôi có những ngọn nến, que diêm, đuốc sáng dành cho Bạn.

Điều cần thiết cuối cùng, là Bạn có thực sự sẵn sàng thay đổi bản thân mình không?

- Diễn giả Đặng Duy Linh -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét