Dàn ý dựa trên câu chuyện
1. Nói vài ý mở đầu để thu hút tập trung của người nghe, giới thiệu về đề tài và thông điệp cốt lõi.
2. Kể một câu chuyện: Đưa ra một quan điểm.
3. Kể một câu chuyện khác: Đưa ra một quan điểm khác.
4. Kể một câu chuyện khác nữa: Đưa ra một quan điểm khác nữa.
5. Một kết luận đáng nhớ có sức kết nối lại với nhau tất cả ba câu chuyện vừa kể trên để bổ trợ cho thông điệp cốt lõi.
Dàn
ý cho bài thuyết trình ở hội nghị khoa học
Dàn ý bài thuyết
trình cho nhiều cuộc hội nghị khoa học cũng mang dáng dấp của phương pháp khoa
học:
1. Nêu ra vấn đề
đang cần giải pháp
2. Mô tả một giả
thuyết để khảo sát một khía cạnh của vấn đề.
3. Mô tả một thí
nghiệm được tiến hành để thử nghiệm giả thuyết kia.
- Chi tiết 1 – biểu đồ
- Chi tiết 2 – hình ảnh
- Chi tiết 3 – mô tả
4. Trưng ra dữ liệu
đã thu thập và dữ liệu đã qua phân tích sau đó
- Phân tích dữ liệu 1 – biểu đồ
- Phân tích dữ liệu 2 – biểu đồ
- Phân tích dữ liệu 3 – bảng biểu mẫu.
5. Rút ra các kết
luận có liên hệ với giả thuyết ban đầu.
6. Đề xuất các hành
động trong tương lai.
Dàn
ý cho buổi thuyết trình kêu gọi đầu tư kinh doanh
1. Hãy trực tiếp vào
đề: “Đầu tư…$ sẽ có được lợi nhuận…$”
2. Câu chuyện minh
họa cho nhu cầu đối với sản phẩm ABC.
3. Câu chuyện mô tả
viễn cảnh về việc sản phẩm ABC này sẽ có tác động cải thiện thế nào cuộc sống
của nhiều người.
4. Giới thiệu sơ
quát về sản phẩm ABC
- Lợi ích 1 (tập trung vào các ích lợi,
không phải vào các tính năng)
- Lợi ích 2
- Lợi ích 3
5. Kêu gọi đầu tư
ngay bây giờ
- Câu chuyện minh họa sức mạnh của đội
ngũ công ty làm ra sản phẩm ABC
- Phân tích thị trường.
- Các kế hoạch tài chính.
6. Lặp lại lời kêu
gọi hành động: “Đầu tư…$ sẽ có được lợi nhuận…$”
Lưu ý là các thí dụ
cho các trường hợp cụ thể ở trên thích hợp cho bài thuyết trình ngắn từ sáu đến
mười phút.
Nếu bạn muốn rèn luyện thêm nhiều chi tiết khác, hãy tham dự khóa học Kỹ
năng thuyết trình chuyên nghiệp của S-WAY
VIỆT NAM để được huấn luyện và hỗ trợ bởi các chuyên gia, diễn giả hàng đầu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét