3/6/14

TQ đang làm hại chính mình - Thủ đắc chủ quyền đất


Chào các bạn,

Tiếp tục phân tích bài báo China accuses US, Japan of ‘provocative action’, khi được hỏi về Đường Lưỡi Bò tướng Wang của Trung quốc trả lời:

“Wang asserted that China's historical claims to the Xisha and Nansha islands, stretched back some 2,000 years and effectively pre-dated the 1994 United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS).

“Noting that the Law of the Sea was a large and complex system, Wang argued that UNCLOS was "not the only point of reference" when it came to "the adjustment of sovereignty" over islands and seas…”

Các bạn để ý là tướng Wang không  trả lời về đường lưỡi bò, và chỉ nói Trung  quốc có tuyên xừng sở hữu chủ Hoàng Sa và Trường Sa từ 2000 năm trước.  Tức là tướng Wang đang nói về Luật Công Pháp Quốc Tế Truyền Thống (Customary Public International Law) để giải quyết chủ quyền về đất đai.

Theo truyền thống trước đây, thì một quốc gia muốn tuyên xưng chủ quyền trên một mảnh đất vô chủ, thì phải  effective occupation, tức là có dân ở trên đó như là lãnh thỗ của mình. 

Thường  thì nếu khám phá ta một nơi không chủ, người ta có thể cắm cờ ở đó và xây bia tại đó để chứng tỏ là mình khám phá ra nó.  Nhưng những điều đó không đủ, cùng lắm chúng chỉ cho mình inchoate title (quyền sở hữu mới bắt đầu nhưng chưa đầy đủ).

Chiếm giữ/nắm  giữ mảnh đất như là một người chủ là bằng chứng rõ nhất về quyền sở hữu—cho dân đến đó sinh sống như là đất của mình.  Chiếm giữ muốn được hiệu quả (effective occupation) thường đòi hỏi phải (1) công khai (public), (2) hòa bình (không ai tranh chấp), (3) liên tục (continuous) (4) trong một thời gian dài (sufficiently long  time)

Kiểu người Trung quốc ngày  xưa đi biển,  ngang Hoàng Sa và Trường Sa, ghé vài hốt mớ trứng chim hay nghỉ tạm vài ngày rồi đi tiếp,  thì đó không phải là effective occupation.

Đôi khi có những vùng lãnh thổ khó sinh sống người ta có thể thay đòi hỏi occupation bằng sự tạo lập một guồng máy hành chánh công  quyền và sử dụng chủ quyền của nhà nước. Hệ thống hành chánh công quyền cũng thường có đòi hỏi về các tính chất gần như occupation:  (1) công khai (public), (2) hòa bình (không ai tranh chấp), (3) liên tục (continuous) (4) trong một thời gian dài (sufficiently long  time), 

Điều này thì Trung quốc mới làm ngày 24 tháng 7, 2012 (không phải 2000 năm trước) với khu quận Sansha thuộc tỉnh Hải Nam, bao trùm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và cồn Macclesfield Bank của Philippines.  Và việc thiết lập hệ thống hành chánh này, kèm theo các luật như cấm ngư dân đánh cá một năm vài tháng, bắt các ngư dân phạm “luật cấm” này, tấn công tàu bè Việt Nam, đưa dàn khoan ra gần Hoàng Sa… đểu là những hành động nhằm tạo lập chủ quyền trên Hoàng Sa, Trường Sa và Macchlesfield Bank theo luật công pháp quốc tế.

Chỉ có điều là hệ thống công quyền đó mới có chưa đến 2 năm, không được các quốc gia lân cận chấp nhận, không hòa bình, và tạo ra rất nhiều căng thẳng trên Biển Đông.

Nếu Trung quốc muốn nói mình có chủ quyền trên các đảo ở Biển Đông từ xa xưa,  thì TQ cần chứng minh effective occupation (có cư dân sinh sống làm ăn  thường xuyên từ lâu đời) hay là một guồng máy công quyền trên các đảo từ lâu đời.    Effective occupation từ xưa thì TQ không đủ bằng chứng, vì các đảo rõ ràng là không ai sống, trừ một đám lính gần ra sống để lo chuyệnn chiến tranh mấy mươi năm nay với VN, không có occupation hòa bình.  Hệ thống hành chánh công quyền thì mới hơn một năm rưỡi và bị chống đối và bất an liên miên.  Các điều này cho thấy TQ không có đủ bằng chứng để chứng minh chủ quyền, vì nếu có bằng chứng tốt thì TQ đã tình nguyện ra tòa lâu rồi, thay vì làm rộn cả thế giới với những chuyện stupid.

Bài báo Thu Hương vừa post về Một Số Tài Liệu Hán Nôm về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa nói:  "Những bản đồ của phía Tru mng Quốc được in vào thời kỳ cận đại và đầu thế kỷ 20 đều vẽ biên giới của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam" nghe rất là hợp với thái độ sợ ra tòa công lý của TQ.

Bên trên là ta nói về substantive law, nếu TQ muốn chứng minh chủ quyền trên Hoàng Sa, Trường Sa và Macchelsfied Bank.

Về luật thủ tục thì nếu ra tòa, TQ phải chứng minh là TQ có chủ quyền trên Hoàng sa  và Trường Sa.  Tức là "gánh nặng chứng minh" nằm trên vai TQ.  Các nước khác chẳng cần chứng minh gì cả (trên lý thuyết).

TQ luôn luôn có thể mời các quốc gia tranh chấp ra giải quyết tại International Court of Justice (Tòa Công Lý Quốc Tế), nhưng TQ tuyệt đối không  muốn ra tòa, (vì không đủ sức để chứng minh chủ quyền),  nhưng lại sẵn sàng làm biển Đông nổi sóng.  Điểm thủ tục này, đương nhiên là đặt TQ vào một thế "không tin được" trong các tòa án dù là tòa nào.

Nhưng TQ đã chứng tỏ là TQ không quan tâm đến tòa nào cả.  Thái độ coi thường  công lý này sẽ làm thiệt hại TQ từ từ, nhưng TQ vẫn chưa hiểu điều đó.

 Phần sau chúng ta sẽ nói đến đường lưỡi bò. 
Mến,
Hoành
Description: https://mail.google.com/mail/u/1/images/cleardot.gif


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét