19/12/12

Thuyết trình hiệu quả: “Kích cỡ” ngôn ngữ cơ thể

Thuyết trình hiệu quả: “Kích cỡ” ngôn ngữ cơ thể

Tất nhiên bạn đã biết rõ về tầm quan trọng của việc phải dùng ngôn ngữ cơ thể để hỗ trợ cho bài thuyết trình của mình rồi.
Tuy nhiên, bạn có biết cử chỉ, điệu bộ mình thể hiện ra đến “cỡ” nào là vừa, là thích hợp?
Trong bài này, tôi sẽ chia sẻ với bạn về một số “kích cỡ” bạn có thể áp dụng khi dùng ngôn ngữ cơ thể trong các tình huống thuyết trình khác nhau.
ngon ngu co the

Kích cỡ ngôn ngữ cơ thể là gì?

Giống như giọng nói bạn có thể to hay nhỏ, cao hay thấp, ngôn ngữ cơ thể của bạn cũng thế: nó có các kích cỡ khác nhau.
Chẳng hạn, hãy thử xem các loại kích cỡ của cử chỉ bàn tay và cánh tay:
  • Các cử chỉ liên quan chỉ đến các ngón tay thì gọi là cử chỉ nhỏ.
  • Các cử chỉ xoay quanh cổ tay thì lớn hơn một chút.
  • Các cử chỉ xoay quanh cùi chỏ thì lớn hơn chút nữa.
  • Các cử chỉ liên quan đến vai thì gọi là cử chỉ lớn.

Làm sao chọn đúng cỡ cho ngôn ngữ cơ thể?

Việc này còn tùy. Các ngôn ngữ cơ thểloại này thì phù hợp với đối tượng người nghe này, nhưng có thể lại không phù hợp với những người nghe khác.
Các yếu tố bạn cần xem xét là:
  1. Khoảng cách giữa bạn với người nghe, và
  2. Tầm nhìn giữa bạn với người nghe.
  3. Các yếu tố văn hóa và bối cảnh
Từ các yếu tố này, chúng ta có thể rút ra vài ý tưởng căn bản để dùng ngôn ngữ cơ thể, cụ thể là các cử chỉ, sao cho hiệu quả.

Khoảng cách

Nói chung, càng đứng xa người nghe, cử chỉ bạn phải càng rộng càng lớn. Rồi tùy thuộc vào độ rộng của căn phòng. Phòng lớn, bạn đứng xa = cử chỉ rộng. Phòng vừa, bạn đứng không xa người nghe = cử chỉ rộng vừa. Phòng nhỏ, bạn đứng gần = cử chỉ nhỏ, hẹp.

Tầm nhìn

Nói chung, nếu tầm nhìn giữa bạn với người nghe rõ ràng, bạn có thể dùng các cử chỉ nhỏ, hẹp. Nếu tầm nhìn bị che khuất ở phần này phần kia, bạn cần dùng cử chỉ lớn rộng hơn.

Các yếu tố văn hóa và bối cảnh

Các yếu tố này có ảnh hưởng đến kích cỡ thích hợp cho ngôn ngữ cơ thể của bạn.
  • Không nên dùng cử chỉ rộng khi khán giả gồm những người lớn tuổi.
  • Khi đọc điếu văn hay thông báo đuổi việc, cử chỉ nên rất nhỏ và nhẹ.
  • Khi nói trước đối tượng trẻ em, cử chỉ bạn phải rộng và to.
Tóm lại, trong khâu nghiên cứu đối tượng người nghe của mình, bạn nên xem xét đến các kích cỡ ngôn ngữ cơ thể sẽ dùng, đặc biệt là khi bạn nói với một nhóm đối tượng người nghe hoàn toàn mới.
Nếu bạn muốn làm chủ hoàn toàn ngôn ngữ cơ thể của mình, hãy tham dự khóa học Bậc Thầy Thuyết Trình kéo dài 6 tháng cùng diễn giả Quách Tuấn Khanh và 13 chuyên gia khác trên toàn quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét